Giá trị to lớn của trâu đối với nhà nông
Bài Làm:
- Ở Việt Nam người dân nuôi trâu với mục đích chính là kéo cày, kéo bừa là chủ yếu cùng những công việc nặng nhưng cũng có giá trị dùng làm thịt, lấy da.
- Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Trâu đẻ có mùa vụ. Một đời trâu cái thường sinh 5 - 6 nghé; nghé sơ sinh nặng 22 – 25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi hết 6 tuổi (có 8 răng cửa).1 Mỗi ngày trâu ăn trung bình 30 kg cỏ. Trâu nhóm theo đàn, thường có một con trâu đực to lớn nhất làm trâu đầu đàn; các con khác nghe theo. Người chăn trâu điều khiển được trâu đầu đàn thì dẫn được cả đàn trâu.
- Khả năng cho thịt là 45% trọng lượng: trâu nái: 42%; trâu đực 2 tuổi: 48%
- Lực kéo trung bình: kéo cày: 70–75 kg bằng 0,36-0,40 mã lực. Loại trâu "A" một ngày cày được 3-4 sào, loại "B" cày được 2-3 sào, loại "C" cày được 1,5->2 sào (sào Bắc Bộ).
- Kéo xe: đường xấu trâu có tải trọng là 400–500 kg, đường tốt tải trọng lên tới 700–800 kg và trên đường nhựa, với bánh xe bơm hơi trâu kéo được trên 1 tấn. Kéo gỗ: trên đường đồi núi, thường một con trâu kéo được 0,5-1,3 m³ gỗ với đoạn đường 3–5 km.
- Khả năng cho sữa: 400 – 500 kg sữa trong một chu kỳ vắt, mỡ sữa 9 - 10%.
- Khả năng cho phân: trong 24 giờ trâu 2 răng: 10 kg trâu 4 răng: 12 – 15 kg. Trâu trưởng thành: 20 – 25 kg.
- Lợi ích kinh tế: Lúa vụ mùa màng được đúng dịp thu hoạch là do trâu giúp cày bừa ruộng đất.
- Hiện nay, ngành chăn nuôi trâu ở Việt Nam đang chuyển dịch nhanh từ chăn nuôi lấy sức kéo sang chăn nuôi lấy thịt.