Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Văn bản đọc - Mùa xuân nho nhỏ

3.     VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em hiểu “giọt long lanh” trong câu thơ: “Từng giọt long lanh… tôi hứng” Em hiểu “giọt long lanh” là giọt gì? Có mấy cách hiểu ở đây? Qua khổ thơ thứ nhất, em cảm nhận được điều gì về con người, tâm hồn nhà thơ Thanh Hải ?

Câu 2: Nốt nhạc trong bài thơ thể hiện nét gì? Điều đó góp phần gì vào việc thể hiện nguyện ước của tác giả?

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa và nhận xét sự lặp lại, biến đổi của những chi tiết, hình ảnh, đại từ trong khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư.

Câu 4: Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp như vậy thể hiện nguyện vọng nào của tác giả?

Câu 5: Tác giả đã lựa chọn hình ảnh nào để miêu tả đất nước vào xuân? Tại sao tác giả chọn hình ảnh đó?

Câu 6: Từ “lộc” trong bài được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích tại sao tác giả lại miêu tả người lính là “lộc dắt đầy trên lưng”?

Bài Làm:

Câu 1: 

 

Em hiểu “giọt long lanh” theo 2 cách:
+ Cách hiểu 1: giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân.
+ Cách hiểu 2: giọt âm thanh có hình khối.
Qua khổ thơ thứ nhất, em cảm nhận được nhà thơ Thanh Hải có một tấm lòng yêu đời, khát khao được sống, được  chứng kiến vẻ đẹp của quê hương khi đất trời vào xuân. Một tâm hồn biết rung động và cảm nhận vẻ đẹp đó không chỉ bằng đôi mắt mà bằng cả tâm hồn, sự liên tưởng, tưởng tượng tài tình. Điều đó đã tạo ra nét tài hoa, tinh tế trong cảm nhận và thể hiện cảnh sắc thiên nhiên vào xuân. Làm hiện lên bức tranh xuân thiên nhiên đặc trưng của xứ Huế: trong sáng, mộng mơ, vui tươi, rộn ràng, náo nức.

Câu 2:

“Một nốt trầm” chính là sự khiêm nhường, lặng lẽ của tác giả giữa bản đàn muôn điệu của cuộc sống. Nốt trầm để nâng đỡ các nốt nhạc khác thăng hoa hơn, ở đây tác giả rất tinh tế khi kết hợp nốt trầm lắng với tính từ “xao xuyến”. Như vậy, chính nốt trầm tạo dấu ấn, gây được những xao động đẹp đẽ trong lòng người đọc. Nguyện ước chân thành, nhỏ bé của nhà thơ được hóa thân thành những điều đẹp đẽ như nốt trầm xao xuyến kia, luôn có mặt, hiện hữu trong bản đàn muôn bậc của sự sống.

Câu 3:

Hình ảnh con chim và hình ảnh bông hoa được lặp lại trong hai khổ thơ: khổ đầu và khổ thơ thứ tư.

       + Ở khổ thơ đầu, hình ảnh được miêu tả cụ thể gợi cảm mang ý nghĩa diễn tả sự tươi đẹp của cuộc sống.

       + Sự lặp lại chi tiết bông hoa và con chim hót làm cho hai chi tiết này trở thành biểu tượng của mùa xuân và từ đó xuất hiện hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở khổ thơ thứ năm rất tự nhiên.

    - Ở đầu đoạn thơ xưng hô đại từ “tôi” nhưng đến khổ thứ tư chuyển thành đại từ “Ta” diễn tả điều tâm niệm của tác giả là khát vọng chung của nhiều người, nhiều lứa tuổi.

       + Tiếng lòng của nhà thơ gặp và giao hòa với tiếng lòng của nhiều người vì vậy tác giả sử dụng tiếng nói chung “ta”.

Câu 4:

"Mùa xuân nho nhỏ" có cấu tạo danh từ (mùa xuân) kết hợp với tính từ (nho nhỏ) tạo ra sự hòa kết độc đáo mang ẩn dụ sáng tạo, giàu ý nghĩa góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm, cùng ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.

    + Mùa xuân: mang nghĩa thực, chỉ mùa khởi đầu của năm, đây là mùa của sự sinh sôi, phát triển.

    + Mùa xuân còn mang ý nghĩa ẩn dụ khi chỉ những thứ đẹp, tinh túy nhất của sự sống và cuộc đời mỗi người, mùa xuân còn tượng trưng cho tuổi trẻ, trí tuệ và sức trẻ nhiệt huyết.

    + Từ láy nho nhỏ thể hiện sự giản dị, khiêm nhường.

→ Đặt nhan đề tác phẩm là "Mùa xuân nho nhỏ", tác giả muốn thể hiện sự khiêm nhường, chân thành trong nguyện ước giản dị và tha thiết được cống hiến sức của mình vào những điều tốt đẹp của đất nước. Nhan đề cũng thể hiện sự hòa quyện cái chung và cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng.

Câu 5:

Tác giả đã lựa chọn hình ảnh người cầm súng - lộc giắt đầy và người ra đồng - lộc trải dài để miêu tả đất nước khi vào xuân. Tác giả chọn hình ảnh đó vì đó là 2 lực lượng tiêu biểu: chiến đấu- sản xuất gieo mùa xuân cho đất nước.

Câu 6:

Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả:

    + Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm màm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.

    + “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.

→ Con người chính là nhân tố quyết định tạo ra, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước. Hình ảnh “lộc” xuân tràn theo người ra đồng là đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Văn bản đọc - Mùa xuân nho nhỏ

1.     NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Thanh Hải.

Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Câu 3: Bài thơ có thể chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 4: Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”

Câu 5: Bài thơ được viết theo thể loại gì?

Câu 6: Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?

Câu 7: Tóm tắt bài thơ bằng một đoạn văn ngắn.

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Câu 2: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có những hình ảnh mùa xuân nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các mùa xuân ấy với nhau.

Câu 3: Những câu thơ sau cho thấy cảm xúc của tác giả như thế nào?

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Câu 4: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên (câu 3)? Biện pháp tu từ đó đã cho em cảm nhận gì về ý nghĩa khổ thơ đó?

Câu 5: Tại sao tác giả lại chọn bông hoa tím biếc mà không phải là màu khác và không cụ thể hoá tên gọi loài hoa, bông hoa kia, dòng sông kia?

Câu 6: Nét tiêu biểu và cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có đặc biệt ? Cấu tạo đặc biệt ấy có tác dụng gì ?

Xem lời giải

4.     VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cảm nhận của em về bức tranh xuân xứ Huế?

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.

Câu 3: Dựa vào bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và kiến thức về xã hội, hãy trình bày suy nghĩ khoảng nửa trang giấy về tình cảm và trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.