Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Văn bản đọc - Mùa xuân nho nhỏ

4.     VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cảm nhận của em về bức tranh xuân xứ Huế?

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.

Câu 3: Dựa vào bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và kiến thức về xã hội, hãy trình bày suy nghĩ khoảng nửa trang giấy về tình cảm và trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay.

Bài Làm:

Câu 1:

Mùa xuân – khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Trong bức tranh Mùa xuân nho nhỏ, Nhà thơ Thanh Hải chọn những màu sắc, hình ảnh rất đặc trưng của xứ Huế vào xuân: hoa tím, sông xanh, chim chiền chiện với đầy đủ sắc, thanh tươi mới và tràn đầy hứng khởi. Là dòng sông trải rộng như tấm gương khổng lồ phản chiếu sắc xanh từ bầu trời cao rộng, là màu tím của lục bình đang nhẹ nhàng trôi trên dòng nước, đâu đó là sắc xanh non mới trổ của cành lộc trên lưng người chiến sĩ ra trận hay những nương mạ đang bừng tỉnh vươn cao những trồi lá. Một bức tranh với những gam màu sáng, làm sống dậy một không khí vui tươi trong những ngày đất nước vào xuân. Trong không gian cao rộng, thoáng đãng ấy là tiếng chim báo hiệu xuân về, một thanh âm trong trẻo, vang rộn khắp đất trời. Và trong khoảnh khắc tuyệt đẹp ấy, tác đã đã hòa mình cùng thiên nhiên, đưa bàn tay để đón lấy “giọt long lanh” của đất trời. Đó có thể là giọt sương lấp lánh sớm mai hay giọt nắng xuân khẽ rơi bên thầm, nhưng theo mạch cảm xúc bài thơ có thể hiểu là giọt âm thanh đổ hồi của con chim chiền chiện. Hình ảnh có tính chất tượng trưng “tôi đưa tay tôi hứng” là thái độ yêu thương, trân trọng của nhà thơ trước vả đẹp của đất trời. Nghệ thuật ví ngầm, chuyển đổi cảm giác quả đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục. Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc đời. ? Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Có thể nói, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

Câu 2: 

    Trước cảm hứng bất tận về mùa xuân tự nhiên đất trời, tác giả suy ngẫm về mùa xuân của đất nước, dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh và bảo vệ tổ quốc, tác giả dùng hai tính từ đặc tả đúng những khó khăn, gian khổ mà nhân dân ta đã vượt qua:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Sự “vất vả” và “gian lao” ở đây tác giả muốn nói tới chính là quá trình nước ta đi vượt qua khó khăn, thử thách để “cứ đi lên phía trước”. Hình ảnh lộc tràn ngập khắp khổ thơ cũng chính là sáng tạo nghệ thuật của tác giả khi nói về những lực lượng nòng cốt, chủ đạo giúp đất nước phát triển, vững bền. Hình ảnh “lộc” của người cầm súng khiến ta liên tưởng tới cành lá ngụy trang cũng như tương lai, sức sống và khát vọng thanh bình về quốc gia độc lập. Hình ảnh “lộc” của người ra đồng là hình ảnh những chồi non, mầm sống từ những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” mang sức sống, niềm hy vọng ngày mai ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Nhà thơ tin tưởng, tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước dù trước mắt còn nhiều gian nan, thử thách.

Câu 3:

    "Mùa xuân nho nhỏ" là bài thơ đặc sắc nói về sức cống hiến, khát vọng đóng góp và trở thành người có ích của tác giả Thanh Hải. Dù nằm trên giường bệnh nhưng ông luôn lạc quan, khát khao sống và cống hiến cho cuộc đời và đất nước. Phải là người yêu quê hương đất nước tha thiết lắm ông mới có thể viết được những dòng thơ hay và đẹp để miêu tả, tái hiện chân thực hình ảnh mùa xuân của tự nhiên và mùa xuân của đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay, cần ý thức được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của dân tộc và đất nước. Trong thời đại mới, thời đại của hội nhập toàn cầu, của giao lưu và phát triển kinh tế, mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò của mình trong việc thay đổi diện mạo, nâng tầm đất nước. Muốn thực hiện được điều đó, trước tiên cần trang bị cho mình sự vững chãi về kiến thức, kĩ năng đáp ứng những yêu cầu cơ bản của xã hội trong công cuộc hiện đại hóa nước nhà. Thế hệ trẻ cần ý thức được nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước luôn đi liền với nhau, điều này đòi hỏi lớp người trẻ phải có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, và ước mơ hoài bão cống hiến. Tất cả sự hưng thịnh, tồn vong của đất nước vì thế thế hệ trẻ phải nỗ lực, cố gắng hết mình ngay từ hiện tại.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Văn bản đọc - Mùa xuân nho nhỏ

1.     NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Thanh Hải.

Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Câu 3: Bài thơ có thể chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 4: Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”

Câu 5: Bài thơ được viết theo thể loại gì?

Câu 6: Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?

Câu 7: Tóm tắt bài thơ bằng một đoạn văn ngắn.

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Câu 2: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có những hình ảnh mùa xuân nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các mùa xuân ấy với nhau.

Câu 3: Những câu thơ sau cho thấy cảm xúc của tác giả như thế nào?

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Câu 4: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên (câu 3)? Biện pháp tu từ đó đã cho em cảm nhận gì về ý nghĩa khổ thơ đó?

Câu 5: Tại sao tác giả lại chọn bông hoa tím biếc mà không phải là màu khác và không cụ thể hoá tên gọi loài hoa, bông hoa kia, dòng sông kia?

Câu 6: Nét tiêu biểu và cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có đặc biệt ? Cấu tạo đặc biệt ấy có tác dụng gì ?

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em hiểu “giọt long lanh” trong câu thơ: “Từng giọt long lanh… tôi hứng” Em hiểu “giọt long lanh” là giọt gì? Có mấy cách hiểu ở đây? Qua khổ thơ thứ nhất, em cảm nhận được điều gì về con người, tâm hồn nhà thơ Thanh Hải ?

Câu 2: Nốt nhạc trong bài thơ thể hiện nét gì? Điều đó góp phần gì vào việc thể hiện nguyện ước của tác giả?

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa và nhận xét sự lặp lại, biến đổi của những chi tiết, hình ảnh, đại từ trong khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư.

Câu 4: Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp như vậy thể hiện nguyện vọng nào của tác giả?

Câu 5: Tác giả đã lựa chọn hình ảnh nào để miêu tả đất nước vào xuân? Tại sao tác giả chọn hình ảnh đó?

Câu 6: Từ “lộc” trong bài được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích tại sao tác giả lại miêu tả người lính là “lộc dắt đầy trên lưng”?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.