Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Đồng dao mùa xuân

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Chi tiết nào được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua đó em cảm nhận được những đặc điểm nào ở người lính?

Câu 2: Người lính xuất hiện trong không gian như thế nào trong tưởng tượng của tác giả? Em cảm nhận gì về không gian đó?

Câu 3: Nêu giá trị nội dung của bài thơ.

Câu 4: Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Bài Làm:

Câu 1: 

- Chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính:

  • “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều”;
  • “anh thành ngọn lửa”; “anh không về nữa/anh vẫn một mình”;
  • “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh/ làn da sốt rét/ cái cười hiền lành”;
  • “Anh ngồi lặng lẽ”;
  • “anh ngồi rực rỡ”

- Qua đó chúng ta thấy đặc điểm của người lính: 

+ Những người lính giản dị, mộc mạc, chất phác.

+ Không ngại gian khó, hi sinh quên mình.

+ Tinh thần lạc quan, yêu đời.

+ Đoàn kết yêu thương nhau.

Câu 2: 

- Không gian đẹp đẽ trong tưởng tượng của tác giả:

+ Người lính ngồi dưới cội mai vàng → Hoa mai tượng trưng cho mùa xuân 

+ Rực rỡ màu hoa của mùa xuân

+ Người lính có mắt như suốt biếc, vai có bóng núi non

- Cảnh tượng tuy đẹp, rực rỡ nhưng đâu đó vẫn phảng phất nỗi buồn, sự cô đơn của người lính “ thương nhớ mùa xuân nhân gian”

Câu 3: 

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Câu 4:

- Thể thơ 4 chữ, cách chia khổ đặc biệt (có khổ thơ chỉ có 2,3 dòng thơ)

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh, …

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Đồng dao mùa xuân

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đồng dao mùa xuân”

Câu 3: Bài thơ được viết theo thể loại gì?

Câu 4: Theo em, bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 5: Em hãy tóm tắt bài thơ “Đồng dao mùa xuân” bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 6-7 câu)

Câu 6: Em đã từng gặp anh bộ đội chưa? Em cảm nhận thế nào về người anh bộ đội cụ Hồ.

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Sự xuất hiện của người lính trong bài thơ được tác giả thể hiện như thế nào?

Câu 2: Tìm những câu thơ chứng tỏ người lính còn trẻ về cả độ tuổi lẫn tâm hồn.

Câu 3: Tác giả đã miêu tả sự hi sinh, nằm xuống của người lính như thế nào?

Câu 4: Câu thơ “Những năm máu lửa” gợi cho em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính?

Câu 5: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả hiện lên như thế nào?

Xem lời giải

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tìm từ đồng âm trong khổ thơ sau và mỗi từ đó nói lên điều gì?

Tuổi xuân đang độ

Ngày xuân ngọt lành

Theo chân người lính

Về từ núi xanh...

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.