Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Đồng dao mùa xuân

2.     THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Sự xuất hiện của người lính trong bài thơ được tác giả thể hiện như thế nào?

Câu 2: Tìm những câu thơ chứng tỏ người lính còn trẻ về cả độ tuổi lẫn tâm hồn.

Câu 3: Tác giả đã miêu tả sự hi sinh, nằm xuống của người lính như thế nào?

Câu 4: Câu thơ “Những năm máu lửa” gợi cho em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính?

Câu 5: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả hiện lên như thế nào?

Bài Làm:

Câu 1: 

- Sự xuất hiện của người lính được thể hiện qua hai hình ảnh:

+ “Đi vào núi xanh”: Hình ảnh người lính rời xa quê hương, tham gia hành quân qua rừng, qua núi.

+ “Những năm máu lửa”: Những năm kháng chiến diễn ra liên miên, rất nhiều chiến sĩ đã nằm xuống và liên tiếp những người lính trẻ lại lên đường chiến đấu vì hòa bình cho đất nước.

Câu 2: 

Các câu thơ:

+ Chưa một lần yêu

+ Chưa từng uống cà phê

+ Vẫn mê thả diều

→ Người lính vẫn còn trẻ cả độ tuổi và tâm hồn, tuổi xuân vẫn còn nhiều ấp ủ, dang dở chưa thực hiện.

Câu 3: 

- Hình ảnh người lính nằm xuống, hy sinh:

+ “Không về nữa”: Người lính nằm xuống, không thể trở về đoàn tụ với gia đình

+ “Bom nổ”, “thành ngọn lửa bạn bè mang theo”: Hy sinh do bom nổ

→ “Ngọn lửa” là ánh sáng, sức nóng bùng cháy của tuổi trẻ, của tinh thần yêu nước. Hình ảnh người lính nằm xuống như góp thêm vào phản ánh sự khắc nghiệt của “những năm máu lửa” chiến tranh.

Câu 4: 

Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”: là những chàng thanh niên chân chất, hồn nhiên vô tư chưa trải sự đời “chưa một lần yêu/ mê thả diều”.

Câu 5: 

 Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả: ở lại nơi chiến trường một mình nhưng anh vẫn như đang chiến đấu cùng đồng đội với “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh”, tâm thái vẫn rất hồn hậu, hiền lành “cười hiền lành”.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Đồng dao mùa xuân

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đồng dao mùa xuân”

Câu 3: Bài thơ được viết theo thể loại gì?

Câu 4: Theo em, bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 5: Em hãy tóm tắt bài thơ “Đồng dao mùa xuân” bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 6-7 câu)

Câu 6: Em đã từng gặp anh bộ đội chưa? Em cảm nhận thế nào về người anh bộ đội cụ Hồ.

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Chi tiết nào được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua đó em cảm nhận được những đặc điểm nào ở người lính?

Câu 2: Người lính xuất hiện trong không gian như thế nào trong tưởng tượng của tác giả? Em cảm nhận gì về không gian đó?

Câu 3: Nêu giá trị nội dung của bài thơ.

Câu 4: Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Xem lời giải

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tìm từ đồng âm trong khổ thơ sau và mỗi từ đó nói lên điều gì?

Tuổi xuân đang độ

Ngày xuân ngọt lành

Theo chân người lính

Về từ núi xanh...

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.