Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 7 Kết nối bài 5: Văn bản đọc Văn bản đọc - Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Qua văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở quê hương em

Câu 2: Viết đoạn văn cảm nhận văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Bài Làm:

Câu 1:

Xuân đến mang theo nhựa sống cho quê hương tôi. Bầu trời trong xanh, không một gợn mây đen cùng với không khí trong lành, mát mẻ đã tác động vào da thịt khiến tôi cảm nhận được thời tiết dịu nhẹ khi xuân sang. Những bông hoa nhỏ sau một thời gian ngủ đông đã vươn mình dậy đón những tia nắng của bình minh, những cành cây khẳng khiu, trơ trọi giờ đã trồi lên những lộc xanh mướt. Mùi hương man mác của ngọn cỏ hòa cùng cơn gió se lạnh bay khắp không gian. Những cánh bướm, chú ong đều đang tung bay, dang rộng đôi cánh bay lượn trên bầu trời. Thiên nhiên đất trời khi xuân đến thật đẹp làm sao!

Câu 2:

Khi đọc “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” của Vũ Bằng, tôi đã cảm nhận được những nét đẹp của mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Không chỉ vậy, qua bài viết này, tác giả đã diễn tả những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời. Mở đầu, nhà văn đã đưa ra một lời khẳng định: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” để cho thấy rằng tình yêu dành cho mùa xuân dường như đã trở thanh một lẽ dĩ nhiên. Đến đoạn tiếp theo, sắc xuân, cảnh xuân và tình xuân được diễn tả đan xen, hoà quyện cùng nhau. Cùng với đó, tác giả cũng khéo léo bộc lộ cảm xúc yêu mến, say mê trước vẻ đẹp của mùa xuân. Cuối cùng, bức tranh thiên nhiên mùa xuân sau rằm tháng giêng hiện lên vô cùng sinh động, đẹp đẽ. Bài viết cũng đã giúp tôi thấy được sự gắn bó, yêu quý Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 5: Văn bản đọc Văn bản đọc - Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hãy nêu vài nét nổi bật về tác giả Vũ Bằng.

Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại gì?

Câu 3: Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm.

Câu 4: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?

Câu 5: Tác phẩm được chia làm mấy phần chính và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 6: Em hãy tóm tắt tác phẩm bằng đoạn văn ngắn (4-5 câu).

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Tìm chi tiết chứng tỏ bức tranh mùa xuân có cả thanh và sắc.

Câu 2: Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp thời điểm sau Rằm tháng Giêng hiện lên như thế nào?

Câu 3: Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng hiện lên như thế nào?

Câu 4: Không gian đặc trưng của mùa xuân của miền Bắc hiện lên thông qua những chi tiết nào trong tác phẩm?

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” trong tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt như thế nào?

Câu 2: Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến ở bài thơ Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Câu 3: Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội và chi tiết miêu tả không gian gia đình trong bài thơ Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Câu 4: Trong tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.