Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 7 Kết nối bài 5: Văn bản đọc Văn bản đọc - Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

2.     THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Tìm chi tiết chứng tỏ bức tranh mùa xuân có cả thanh và sắc.

Câu 2: Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp thời điểm sau Rằm tháng Giêng hiện lên như thế nào?

Câu 3: Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng hiện lên như thế nào?

Câu 4: Không gian đặc trưng của mùa xuân của miền Bắc hiện lên thông qua những chi tiết nào trong tác phẩm?

Bài Làm:

Câu 1:

  • Mưa riêu riêu,
  • Gió lành lạnh ,
  • Tiếng nhạn kêu,
  • Tiếng trống chèo,
  • Câu hát huê tình,
  • Áo lông

Câu 2:

Bức tranh mùa xuân:

- Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

- Cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác

- Mưa xuân thay thế cho mưa phùn khi trời đã hết nồm

- Những màu xanh tươi hiện lên bầu trời chứ không còn là nền trời đùng đục như pha lê mờ.

- Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhụy hoa

- Trên nền trời trong xanh có những làn sóng hồng hồng

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống

Câu 3: 

Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng:

- Đêm xanh biêng biếc, nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay.

- Trời vẫn rét tình tứ đêm khuya

- Đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc

-> Khung cảnh nên thơ, trữ tình

Câu 4: 

Không gian mùa xuân của miền Bắc: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,…

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 5: Văn bản đọc Văn bản đọc - Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hãy nêu vài nét nổi bật về tác giả Vũ Bằng.

Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại gì?

Câu 3: Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm.

Câu 4: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?

Câu 5: Tác phẩm được chia làm mấy phần chính và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 6: Em hãy tóm tắt tác phẩm bằng đoạn văn ngắn (4-5 câu).

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” trong tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt như thế nào?

Câu 2: Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến ở bài thơ Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Câu 3: Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội và chi tiết miêu tả không gian gia đình trong bài thơ Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Câu 4: Trong tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?

Xem lời giải

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Qua văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở quê hương em

Câu 2: Viết đoạn văn cảm nhận văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.