Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ, biện pháp tu từ

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Các em hãy đọc đoạn văn sau:

“Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

– Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”

(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)

Đoạn văn trên có những sự vật nào được nhân hóa? Và nhân hóa bằng cách nào?

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn tự do ngắn, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa:

Bài Làm:

Câu 1: 

Trong đoạn văn trên, những sự vật được so sánh là: “Dấu Chấm”, “mấy dấu câu”, “bác chữ A”.

Những sự vật đó được xưng hô y như con người. Thậm chí, chúng còn có thể suy nghĩ, hoạt động và trò chuyện giống y hệt con người vậy.

Câu 2: 

Ông ngoại em có một khu vườn nhỏ, ở đó có rất nhiều loại hoa khác nhau. Bông hoa hồng quyến rũ, bông hoa cúc dịu dàng, bông hoa ly thơm ngát. Trong số đó thì em thích nhất hoa hồng vì chúng yêu kiều như những nàng công chúa vậy.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ, biện pháp tu từ

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Theo em, biện pháp tư từ là gì?

Câu 2: Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào?

Câu 3: Nêu một số biện pháp tu từ thông dụng.

Câu 4: Nhân hóa là gì?

Câu 5: Nêu ví dụ về biện pháp nhân hóa và giải thích.

Câu 6: Nghĩa của từ là gì? Nêu ví dụ.

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Cho các từ sau: chiếc bút, tán lá xanh, chú cún con. Em hãy đặt câu với những từ nêu trên, có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Câu 2: Những hình ảnh so sánh nào được sử dụng trong những câu văn sau? Vì sao?

  1. Chú bộ đội đang lái xe.
  2. Chị mưa tưới mát cho hàng cây đang ủ rũ.
  3. Chim mẹ chăm chỉ kiếm mồi.

Câu 3: Giải thích nghĩa của các từ: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã, thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám. Cho biết cách dùng để giải thích nghĩa của các từ đó.

Câu 4: Điền các từ: đồng hương, đồng đội, đồng môn vào chỗ trống cho phù hợp.

  1. /…/: cùng học một thầy, một trường hoặc một môn phái thời phong kiến
  2. /…/: cùng quê hương
  3. /…/ : người cùng đội ngũ chiến đấu hoặc cùng đội thi đấu thể thao

Câu 5: Giải thích các từ sau: tốt bụng, dũng cảm, rực rỡ, nhẹ nhàng.

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1:  Phân tích đoạn thơ sau đây:

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)

  1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?
  2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con

(Mèo con đi học – Phạn Thị Vàng Anh)

  1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?
  2. Con vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?
  3. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.