Bài tập về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

1. Cho điểm M nằm trong góc $\widehat{xOy}$. Từ M ha MH $\perp $ Ox; MK $\perp $ Oy. Lấy I là trung điểm của đoạn thẳng OM. Vậy I nằm trên đường trung trực của những đoạn thẳng nào? Chứng minh.

2. Đoạn thẳng a là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Trên đường thẳng a lấy điểm M bất kì. Trên nửa mặt phẳng chứa điểm A bờ là đường thẳng a lấy điểm C bất kì (C khác A).

a) Hãy so sánh độ dài của MA + MC với độ dài của đoạn CB.

b) Tìm vị trí của M trên đường thẳng a để MA + MB là nhỏ nhất.

3. Cho $\Delta $ABC vuông tại A. Qua A kẻ đường thẳng xy sao cho xy hợp với AB một góc $\widehat{BAx}=45^{\circ}$ (góc $\widehat{BAx}$ nằm ngoài $\Delta $ABC), từ B và C hạ BK $\perp $ xy và CI $\perp $ xy. M là trung điểm của cạnh huyền BC.

a) Chứng minh MI và MK lần lượt là đường trung trực của đoạn thẳng AC và AB.

b) Góc $\widehat{IMK}=90^{\circ}$

4. Cho $\Delta $ABC có góc $\widehat{A}$ tù, tia phân giác của góc $\widehat{B}$ và $\widehat{C}$ cắt nhau tại O. Lấy E là điểm trên cạnh AB. Từ E hạ EP $\perp $ BO (P thuộc BC) từ P hạ PF $\perp $ OC (F thuộc AC). Chứng minh rằng:

a) OB và OC là đường trung trực của các đoạn thẳng EP và PF.

b) BE + CF = BC

c) Khi E di chuyển trên cạnh AB thì đường trung trực của EF luôn luôn đi qua một điểm cố định.

Bài Làm:

1. 

Xét $\Delta $OMH và $\Delta $OMK vuông tại H và K có:

IH và IK là hai đoạn thẳng qua đỉnh góc vuông và trung điểm của cạnh huyền OM.

HI là trung tuyến ứng với cạnh huyền OM của $\Delta $HOM nên HI = $\frac{1}{2}$OM

KI là trung tuyến ứng với cạnh huyền OM của $\Delta $KOM nên KI = $\frac{1}{2}$OM

Vậy OI = IM = IH = IK ( = $\frac{1}{2}$OM)

+) OI = IH nên I nằm trên đường trung trực của OH

+) OI = IK nên I nằm trên đường trung trực của OK

+) IH = IK nên I nằm trên đường trung trực của HK

+) IH = IM nên I nằm trên đường trung trực của HM

+) IK = IM nên I nằm trên đường trung trực của KM

+) OI = IM nên I nằm trên đường trung trực của OM

2. 

a) Nối MB, ta có M nằm trên đường trung trực của AB (giả thiết)

$\Rightarrow $ MA = MB

Xét $\Delta $CMB có: MC + MB > BC (bất đẳng thức trong tam giác)

$\Rightarrow $ MC + MA > BC

b) Với ba điểm A, B, C cố định thì đoạn thẳng AB cố định nên đường trung trực của AB cũng cố định.

Điểm M di động trên đường thẳng a thì tổng độ dài của M đến hai mút của BC luôn luôn lớn hơn hoặc bằng BC. Tổng MB + MC nhỏ nhất là bằng độ dài BC.

Vậy M' là giáo điểm của BC với đường thẳng a (C, M', B thẳng hàng) thì ta có:

M'C + M'B = BC hay M'C + M'A = BC

3.

a) Xét $\Delta $ABC vuông tại A có M là trung điểm của BC nên AM = $\frac{1}{2}$BC = MB = MC

Ta có MA = MB nên M nằm trên đường trung trực của AB (1)

Xét $\Delta $AKB vuông tại K có $\widehat{KAB}=45^{\circ}$ 

$\Rightarrow $ $\Delta $AKB vuông cân tại K $\Rightarrow $ KA = KB

$\Rightarrow $ K nằm trên đường trung trực của AB (2)

Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ đường thẳng KM là đường trung trực của đoạn thẳng AB

Tương tự ta có MI là đường trung trực của đoạn thẳng AC

b) Ta có : AB $\perp $ AC và IM $\perp $ AC (IM là đường trung trực của AC)

$\Rightarrow $ AB // IM

$\Rightarrow \widehat{B_{1}}=\widehat{M_{1}}$ (2 góc đồng vị)

AB $\perp $ AC và KM $\perp $ AB (IM là đường trung trực của AC)

$\Rightarrow $ AC // KM

$\Rightarrow \widehat{C_{2}}=\widehat{M_{2}}$ (2 góc đồng vị)

$\Rightarrow \widehat{B_{1}}+\widehat{C_{2}}=\widehat{M_{1}}+\widehat{M_{2}}$

Mà $\widehat{B_{1}}+\widehat{C_{2}}=90^{\circ}$ nên $\widehat{M_{1}}+\widehat{M_{2}}=90^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{IKM}=90^{\circ}$

4. 

a) Xét $\Delta $BEI và $\Delta $BPI vuông tại I, có:

BI chung

$\widehat{B_{1}}=\widehat{B_{2}}$

$\Rightarrow $ $\Delta $BEI = $\Delta $BPI (cạnh góc vuông - góc nhọn)

$\Rightarrow $ EI = IP

Ta có EI = IP nên I là trung điểm của EP

BO đi qua trung điểm I của EP và BO $\perp $ EP nên BO là đường trung trực của đoạn thẳng eP

Tương tự ta có $\Delta $CFK = $\Delta $CPK và suy ra được OC là đường trung trực của đoạn thẳng PF

b) Có:

$\Delta $BEI = $\Delta $BPI $\Rightarrow $ BE = BP

$\Delta $CFK = $\Delta $CPK $\Rightarrow $ CF = CP

$\Rightarrow $ BE + CF = BP + PC = BC

c) O nằm trên đường trung trực của EP nên OE = OP

   O nằm trên đường trung trực của FP nên OF = OP

$\Rightarrow $ OE = OF

$\Rightarrow $ O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng EF

$\Delta $ ABC cố định nên O cố định.

Vậy đường trung trực của đoạn thẳng EF đi qua điểm O cố định.

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 7, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 7, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.