Bài tập về tính chất ba đường cao của tam giác

1. Cho $\Delta $ABC có góc A tù. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho CM = CA và lấy điểm N sao cho BN = BA. Đường phân giác của $\widehat{B}$ cắt AM tại E. Đường phân giác của $\widehat{C}$ cắt AN tại F. Chứng minh rằng đường phân giác của $\widehat{A}$ vuông góc với EF.

2. Cho $\Delta $ABC, đường cao AH. Trên tia đối của tia AH lấy điểm D sao cho AD = BC. Tại B kẻ đường thẳng BE $\perp $ AB và BE = AB (E và C thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau từ bờ là AB). Tại C kẻ đường thẳng CF $\perp $ AC và CF = AC (F và B thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là AC). Chứng minh rằng:

a) DC = BF và DC $\perp $ BF

b) Ba đường thẳng DH, BF và CE đồng quy

3. Cho $\Delta $ABC. Gọi H là trực tâm của $\Delta $ABC. Biết rằng AH = BC. Tính số đo của góc $\widehat{BAC}$

4. Cho $\Delta $ABC. Các đường thẳng chứa tia phân giác của ba góc ngoài $\Delta $ABC cắt nhau tại E, F, P (E thuộc miền trong của góc $\widehat{A}$, F thuộc miền trong của góc $\widehat{B}$, P thuộc miền trong của góc $\widehat{C}$). Chứng minh rằng:

a) Ba đường thẳng AE, BF, CP đồng quy tại H.

b) Bốn điểm E, F, P, H cách đều ba đường thẳng AB, AC và BC

c) H là trực tâm của $\Delta $EFP

Bài Làm:

1. 

Góc $\widehat{A}$ tù, nên BC lớn hơn AB và AC. Vậy M nằm giữa hai điểm B và C.

Mặt khác, $\Delta $ABN có BN = BA nên $\Delta $ABN cân tại B.

Vậy BE là tia phân giác $\widehat{B}$, đồng thời cũng là đường cao $\Rightarrow $ BE $\perp $ AN

$\Delta $ACM có CA = CM nên $\Delta $ACM cân tại C $\Rightarrow $ CF là tia phân giác $\widehat{C}$ và cũng là đường cao $\Rightarrow CF\perp AM$

$\Delta $AEF có BE $\perp $ AN và CF $\perp $ AM. Gọi H là giao điểm của BE và CF (tính chất ba đường cao trong tam giác)

2. 

a) $\Delta $DAC và $\Delta $BCF có:

DA = DC

AC = CF

$\widehat{DAC}=\widehat{BCF}$

$\Rightarrow $ $\Delta $DAC = $\Delta $BCF (c.g.c)

$\Rightarrow $ DC = BF; $\widehat{C_{1}}=\widehat{F}$

Mà $\widehat{C_{1}}+\widehat{C_{2}}=90^{\circ}\Rightarrow \widehat{F}+\widehat{C_{2}}=90^{\circ}$ 

Trong $\Delta $CFI có: $\widehat{F}+\widehat{C_{2}}=90^{\circ}\Rightarrow \widehat{CIF}=90^{\circ}$. Vậy DC $\perp $ BF

b) Tương tự, ta chứng minh được $\Delta $DAB = $\Delta $CBE (c.g.c)

$\Rightarrow \widehat{B_{1}}=\widehat{E}$

Mà $\widehat{B_{1}}+\widehat{B_{2}}=90^{\circ}\Rightarrow \widehat{E}+\widehat{B_{2}}=90^{\circ}$ 

Trong $\Delta $EBG có: $\widehat{E}+\widehat{B_{2}}=90^{\circ}\Rightarrow \widehat{EBG}=90^{\circ}$. Vậy BD $\perp $ CE

Trong $\Delta $DBC có DH $\perp $ BC; BI $\perp $ AC; CG $\perp $ AB. Vậy DH, BI, CG là ba đường cao của $\Delta $BDC

Do đó DH, BI và CG đồng quy.

3.

Trước tiên, ta thấy $\widehat{A}$ không thể bằng $90^{\circ}$ vì nếu $\widehat{A}=90^{\circ}$ thì trực tâm H sẽ trùng lên đỉnh A. Khi đó AH = 0.

Ta xét các trường hợp :

Trường hợp 1: $\widehat{A}<90^{\circ}$.

Xét $\Delta $AHK và $\Delta $BCK là hai tam giác vuông có:

AH = BC

$\widehat{B_{1}}=\widehat{A_{1}}$ 

$\Rightarrow $ $\Delta $AHK = $\Delta $BCK (cạnh huyền - góc nhọn)

$\Rightarrow $ AK = BK $\Rightarrow $ $\Delta $ABK vuông cân tại K nên $\widehat{BAC}=45^{\circ}$

Trường hợp 2: $\widehat{A}>90^{\circ}$

Khi đó trực tâm H sẽ nằm ngoài tam giác. Tương tự ta chứng minh được $\Delta $AHK = $\Delta $BCK (cạnh huyền - góc nhọn) $\Rightarrow $ HK = BK

Vậy $\Delta $BKH vuông cân tại K $\Rightarrow $ $\widehat{BHC}=45^{\circ}$

Mà hai góc $\widehat{BHC}$ và $\widehat{BAC}$ có BA $\perp $ HC, CA $\perp $ HB trong đó $\widehat{BHC}$ là góc tù, nên $\widehat{BHC}+\widehat{BAC}=180^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{BAC}=180^{\circ}-45^{\circ}=135^{\circ}$

4.

a) E là giao điểm của hai đường phân giác của hai góc ngoài $\Delta $ABC tại $\widehat{B}$ và $\widehat{C}$ nên AE là tia phân giác trong của $\widehat{A}$

F là giao điểm của hai đường phân giác của hai góc ngoài $\Delta $ABC tại $\widehat{A}$ và $\widehat{C}$ nên BF là tia phân giác trong của $\widehat{B}$

P là giao điểm của hai đường phân giác của hai góc ngoài $\Delta $ABC tại $\widehat{A}$ và $\widehat{B}$ nên CP là tia phân giác của $\widehat{C}$

Vậy AE, BF, CP là ba đường phân giác trong của ba góc trong $\Delta $ABC.

Do đó AE, BF, CP đồng quy tại H.

b) H là trực tâm $\Delta $ABC nên H cách đều ba cạnh của $\Delta $ABC

Từ P hạ PQ $\perp $ AC, PI $\perp $ BC vì P nằm trên đường phân giác $\widehat{C}$ nên cách đều hai cạnh, vậy PI = PQ.

Hạ PS $\perp $ AB, vì BP là phân giác của $\widehat{ABI}$ nên PI = PS

Do đó PI = PQ = PS

Tương tự như trên, ta chứng minh các điểm F và E cũng cách đều ba cạnh của $\Delta $ABC

c) Tại A ta có $\widehat{QAB}$ và $\widehat{BAC}$ là hai góc kề bù, trong đó AP là tia phân giác của $\widehat{QAB}$, AE là tia phân giác của $\widehat{BAC}$. Vậy AP $\perp $ AE.

Tương tự tại B có $\widehat{IBA}$ và $\widehat{BAC}$ là hai góc kề bù, trong đó BP và BF là 2 tia phân giác nên BF $\perp $ BP.

Vậy trong $\Delta $AFP có EA và FB là đường cao, H là giao điểm của EA và FB suy ra H là trực tâm $\Delta $AFP

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 7, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 7, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.