Bài tập về hai đường thẳng cắt nhau theo một góc bất kì

1. Trong các câu sâu đây, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Hai góc có chung đỉnh và bằng nhau là hai góc đối đỉnh.

b) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

c) Hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia là hai góc đối đỉnh

2. Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại M. Biết rằng $\widehat{BMC}=3\widehat{CMA}$. Tính số đo của bốn góc $\widehat{AMC}; \widehat{BMC}; \widehat{BMD}; \widehat{DMA}$ 

3. Cho điểm o trên đường thẳng AB. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ là AB. Kẻ hai tia OC và OD sao cho $\widehat{AOC}=\widehat{BOD}=\widehat{COD}$. Trên nửa mặt phẳng đối của nửa mặt phẳng có chứa tia OC bờ là AB kẻ OE sao cho $\widehat{BOE}=60^{\circ}$.

a) Tia OC là tia phân giác của góc nào? Tại sao?

b) Tia OD là tia phân giác của góc nào? Tại sao?

c) Chứng tỏ $\widehat{AOC}$ và $\widehat{BOE}$ là hai góc đối đỉnh.

d) Tia OB là tia phân giác của góc nào? Tại sao?

Bài Làm:

1. Các câu đúng là: b, c

    Các câu sai là: a

2. 

$\widehat{BMC}$ và $\widehat{CMA}$ là hai góc kề bù nên:

$\widehat{BMC}+\widehat{CMA}=180^{\circ}$

Mà $\widehat{BMC}=3\widehat{CMA}$ $\Rightarrow 4\widehat{CMA} = 180^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{CMA} = 45^{\circ}$ ; $\widehat{BMC}=3\widehat{CMA}=135^{\circ}$

Theo tính chất hai góc đối đỉnh ta có:

$\widehat{BMC}=\widehat{DMA}=135^{\circ}$

$\widehat{CMA}=\widehat{BMD}=45^{\circ}$

3. 

a) Tổng ba góc $\widehat{AOC}+\widehat{COD}+\widehat{DOB}=180^{\circ}$ (do A, O, B thẳng hàng)

Mà $\widehat{AOC}=\widehat{COD}=\widehat{DOB}$ (giả thiết)

$\Rightarrow \widehat{AOC}=\widehat{COD}=\widehat{DOB}=60^{\circ}$

- Tia OC chia góc $\widehat{AOD}$ thành hai góc bằng nhau, mỗi góc $60^{\circ}$ 

Vậy tia OC là tia phân giác của góc $\widehat{AOD}$

b) Tia OD chia góc $\widehat{BOC}$ thành hai góc bằng nhau, mỗi góc $60^{\circ}$ 

Vậy tia OD là tia phân giác của $\widehat{BOC}$

c) Ta có: $\widehat{BOC}=120^{\circ}$ (theo cách tính trên); $\widehat{BOE}=60^{\circ}$ (theo giả thiết)

Vậy $\widehat{BOC}+\widehat{BOE} = 180^{\circ}$

$\Rightarrow $ C, O, E nằm trên một đường thẳng.

Suy ra OE là tia đối của tia OC. Vậy hai góc $\widehat{AOC}$ và $\widehat{BOE}$ là hai góc đối đỉnh.

d) Ta có: $\widehat{BOD}=60^{\circ}$; $\widehat{BOE}=60^{\circ}$

Mà OB nằm giữa hai tia OD, OE và $\widehat{BOD}=\widehat{BOE}$

$\Rightarrow $ OB là tia phân giác của $\widehat{DOE}$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Hai đường thẳng cắt nhau theo một góc bất kì hoặc tạo thành góc vuông Toán lớp 7

4. Cho hai góc $\widehat{MON}$ và $\widehat{NOP}$ là hai góc kề bù nhau. OE là tia phân giác của góc $\widehat{MON}$. Kẻ tia $OF\perp OE$ (OF nằm trong góc $\widehat{NOP}$). Chứng tỏ tia OF là tia phân giác của góc $\widehat{NOP}$

5. Cho góc $\widehat{AOB}$ là góc tù. Về phía ngoài góc $\widehat{AOB}$  kẻ các tia OC và OD theo thứ tự vuông góc với các tia OA và OB. Kẻ tia Ox là tia phân giác của góc $\widehat{COD}$ và tia Ox' là tia đối của tia Ox. Hãy chứng tỏ Ox' cũng là tia phân giác của góc $\widehat{AOB}$

6. Qua điểm O cho trước, kẻ 4 đường thằng phân biệt a1, a2, a3, a4 sao cho a1 $\perp $ a2; a3 $\perp $ a4.

a) Trong hình vẽ có bao nhiêu góc nhọn được tạo thành?

b) Trong các góc đó có bao nhiêu góc vuông? Bao nhiêu góc nhọn? Bao nhiêu góc tù? Bao nhiêu góc bẹt?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 7, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 7, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.