Bài tập về dạng trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

1. Cho $\Delta $ABC vuông tại A. Hạ AH $\perp $ BC (H thuộc BC). Từ H hạ HE $\perp $ AB (E thuộc AB) và HF $\perp $ AC (F thuộc AC)

a) Chứng minh: EF = AH

b) EF cắt AH tại O. Chứng minh: OA = OH; OE = OF.

c) Chứng minh: $\widehat{AEF}=\widehat{ACB}$; $\widehat{AHE}=\widehat{ABC}$

2. Cho $\Delta $ABC vuông cân tại A. Qua A kẻ đường thẳng d (đường thẳng d cắt BC tại một điểm ngoài đường thẳng BC). Từ B hạ BE $\perp $ d (E thuộc d). Từ C hạ CF $\perp $ d (F thuộc d). So sánh độ dài hai đoạn thẳng BE và CF với độ dài đoạn thẳng EF.

3. Cho $\Delta $ABC có 3 góc nhọn và O là điểm bất kì trong tam giác. Từ O hạ OM $\perp $ AC (M thuộc AC); OI $\perp $ AB (I thuộc AB). Hạ OH $\perp $ BC (H thuộc BC). Chứng minh rằng : $AI^{2}+BH^{2}+CM^{2}=AM^{2}+CH^{2}+BI^{2}$

4. Cho hình vuông ABCD, trên cạnh BC lấy điểm E sao cho $\widehat{BAE}=15^{\circ}$, trên cạnh CD lấy điểm F sao cho $\widehat{DAF}=30^{\circ}$. Từ B hạ BH $\perp $ AE (H thuộc AE) và trên tia đối của tia HB lấy điểm P sao cho HP = HB. Chứng minh rằng:

a) $\Delta $ABP cân tại A.

b) $\Delta $APD là tam giác đều.

c) Các điểm E, P, F thẳng hàng.

d) Có nhận xét gì về $\Delta $FPD và số đo các góc của tam giác đó.

Bài Làm:

1.

a) Ta có AB $\perp $ AC; HF $\perp $ AC $\Rightarrow $ AB // HF

$\Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{EFH}$ (hai góc so le trong)

Xét $\Delta $EAF và $\Delta $FHE là 2 tam giác vuông có:

  • chung cạnh huyền EF
  • $\widehat{AEF}=\widehat{EFH}$

$\Rightarrow $ $\Delta $EAF = $\Delta $FHE (cạnh huyền - góc nhọn)

$\Rightarrow $ AF = EH; EA = FH

Xét $\Delta $AEH và $\Delta $FHE là hai tam giác vuông có:

  • chung cạnh huyền EH
  • EA = FH

$\Rightarrow $ $\Delta $AEH = $\Delta $FHE (cạnh huyền - cạnh góc vuông)

$\Rightarrow $ AH = FE

b) Xét $\Delta $AOF và $\Delta $EOH có:

  • AF = EH
  • $\widehat{FAH}=\widehat{AHE}$ (AC // EH)
  • $\widehat{AFE}=\widehat{FEH}$ (AC // EH)

$\Rightarrow $ $\Delta $AOF = $\Delta $EOH (g.c.g)

$\Rightarrow $ OA = OH và OE = OF.

c) $\Delta $AEH = $\Delta $FHE $\Rightarrow \widehat{EAH}=\widehat{EFH}$ 

AE // FH $\Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{HFE}$ 

$\Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{EAH}$ 

Mà $\widehat{EAH}=\widehat{ACB}$ 

$\Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{ACB}$

AH $\perp $ BC; HE $\perp $ AB (giả thiết)

$\Rightarrow \widehat{AHE}=\widehat{ABC}$

2. 

Có: $\widehat{EAB}+\widehat{FAC}=90^{\circ}$

    $\widehat{FCA}+\widehat{FAC}=90^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{EAB}=\widehat{FCA}$

Xét $\Delta $AEB và $\Delta $CFA vuông tại E và F có:

  • AB = CA
  • $\widehat{EAB}=\widehat{FCA}$ 

$\Rightarrow $ $\Delta $AEB = $\Delta $CFA (cạnh huyền - góc nhọn)

$\Rightarrow $ AE = CF; AF = BE

Hay AE + AF = CF + BE

Mà A nằm giữa E và F nên EA + AF = EF = BE + CF

3. 

- Xét $\Delta $AOI và $\Delta $AOM vuông tại I và M có:

  • $OA^{2}=AI^{2}+OI^{2}$
  • $OA^{2}=AM^{2}+OM^{2}$

$\Rightarrow AI^{2}+OI^{2}=AM^{2}+OM^{2}$, hay $AI^{2}=AM^{2}+OM^{2}-OI^{2}$ (1)

Tương tự ta có: $BH^{2}=BI^{2}+OI^{2}-OH^{2}$ (2)

                          $CM^{2}=CH^{2}+OH^{2}-OM^{2}$ (3)

Cộng (1), (2) và (3) ta được:

$AI^{2}+BH^{2}+CM^{2}=AM^{2}+OM^{2}-OI^{2}+BI^{2}+OI^{2}-OH^{2}+CH^{2}+OH^{2}-OM^{2}$

$\Leftrightarrow AI^{2}+BH^{2}+CM^{2}=AM^{2}+CH^{2}+BI^{2}$

4. 

a) Xét $\Delta $ABH và $\Delta $APH vuôn tại H có:

  • BH = HP
  • chung cạnh AH

$\Rightarrow $ $\Delta $ABH = $\Delta $APH (hai cạnh góc vuông)

$\Rightarrow $ AB = AP

$\Delta $ABP có AB = AP nên $\Delta $APB cân tại A.

b) $\Delta $ABH = $\Delta $APH $\Rightarrow \widehat{BAH}=\widehat{PAH}=15^{\circ}$

$\widehat{PAD}=\widehat{BAD}-\widehat{BAH}-\widehat{PAH}=90^{\circ}-15^{\circ}-15^{\circ}=60^{\circ}$

Lại có: AB = AP. Mà AD = AB nên AD = AP

$\Delta $APD có AD = AP và $\widehat{PAD}=60^{\circ}$ nên $\Delta $APD đều

c) Xét $\Delta $ABE và $\Delta $APE có:

  • AE là cạnh chung
  • AB = AP 
  • $\widehat{BAE}=\widehat{EAD}$

$\Rightarrow $ $\Delta $ABE = $\Delta $APE (c.g.c)

$\Rightarrow \widehat{ABE}=\widehat{APE}=90^{\circ}$

 Xét $\Delta $PAF và $\Delta $DAF có:

  • AF là cạnh chung
  • AD = AP 
  • $\widehat{PAF}=\widehat{DAF}$

$\Rightarrow $ $\Delta $PAF = $\Delta $DAF (c.g.c)

$\Rightarrow \widehat{ADF}=\widehat{APF}=90^{\circ}$

Do đó ta có: $\widehat{APE}+\widehat{APF}=90^{\circ}+90^{\circ}=180^{\circ}$. Hay P, E, F thẳng hàng.

d) $\Delta $PFD cân tại F và có:

$\widehat{F_{2}}+\widehat{A_{2}}=90^{\circ}\Rightarrow \widehat{F_{2}}=60^{\circ}$

$\widehat{F_{1}}+\widehat{A_{1}}=90^{\circ}\Rightarrow \widehat{F_{1}}=60^{\circ}$

Do đó $\widehat{F}=\widehat{F_{1}}+\widehat{F_{2}}=120^{\circ}$

Vậy $\Delta $FPD có góc ở đỉnh F là $120^{\circ}$ và hai góc còn lại bằng $30^{\circ}$

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 7, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 7, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.