Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều Ôn tập chủ đề F (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều Ôn tập chủ đề F - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ F

 

Câu 1: Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là

  • A. Biến=(input(dòng thông báo)
  • B. Biến=int(input(dòng thông báo))
  • C. Biến=input()
  • D. Biến=float(input(dòng thông báo))

Câu 2: Câu lệnh nào dùng để xuất dữ liệu ra màn hình trong Python?

  • A. scan()
  • B. read()
  • C. print()
  • D. input()

Câu 3: Ngôn ngữ chung giữa con người và máy tính để ta viết các chỉ dẫn cho máy tính thực hiện được nhiệm vụ mà con người giao cho nó được gọi là

  • A. Ngôn ngữ lập trình.
  • B. Ngôn ngữ bậc cao.
  • C. Ngôn ngữ thứ cấp.
  • D. Ngôn ngữ máy.

Câu 4: Việc gán giá trị cho biến được thực hiện bằng

  • A. Phép bằng.
  • B. Phép gán.
  • C. Câu lệnh khởi tạo.
  • D. Câu lệnh bằng.

Câu 5: Để khai báo một biến kiểu số thực trong Python, ta sử dụng từ khóa nào sau đây?

  • A. int
  • B. bool
  • C. str
  • D. float

Câu 6: Các kiểu dữ liệu số trong Python bao gồm những loại nào?

  • A. Chỉ có kiểu dữ liệu nguyên (integer).
  • B. Kiểu dữ liệu nguyên (integer) và số thực (float).
  • C. Chỉ có kiểu dữ liệu số thực (float).
  • D. Kiểu dữ liệu chuỗi (string) và số thực (float).

Câu 7: Đâu không phải quy tắc đặt tên biến trong Python

  • A. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
  • B. Không bắt đầu bằng chữ in hoa.
  • C. Không trùng với từ khóa.
  • D. Chỉ chứa chữ cái, chữ số vfa dấu “_”.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về ngôn ngữ lập trình Python

  • A. Chương trình là một dãy các câu lệnh mà máy tính không hiểu được.
  • B. Python phân biệt chữ hoa với chữ thường.
  • C. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao duy nhất
  • D. Dãy kí tự muốn in ra màn hình dùng câu lệnh print() và không cần dùng cặp nháy.

Câu 9: Những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình là

  • A. Count
  • B. Biến cố định
  • C. Hằng
  • D. Dữ liệu gốc

Câu 10: Câu lệnh là

  • A. Mỗi dòng code trong một chương trình.
  • B. Mỗi hướng dẫn để máy tính có thể thực hiện một yêu cầu hoàn chỉnh nào đó.
  • C. Mỗi hướng dẫn để máy tính có thể thực hiện một công việc phức tạp nào đó.
  • D. Mỗi hướng dẫn để máy tính có thể thực hiện một công việc nào đó.

Câu 11: Chọn phương án trả lời đúng khi nhập số nguyên p từ bàn phím

  • A. p=input(“Nhập số nguyên p: ”)
  • B. p=int(“Nhập số nguyên p: ”)
  • C. p=int(input(“Nhập số nguyên p: ”))
  • D. p=interger(input(“Nhập số nguyên p:”))

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng

  • A. Ngôn ngữ lập trình trực quan như Scratch dễ dùng và thích hợp với các bạn nhỏ tuổi.
  • B. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến rộng rãi trên thế giới.
  • C. Trong Python, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
  • D. Cửa sổ Shell, cho phép viết và thực hiện ngay các biểu thức hoặc câu lệnh.

Câu 13: Câu lệnh dán giá trị cho một biến vào từ bàn phím có dạng

  • A. Biến = input(dòng thông báo)
  • B. Biến = input.
  • C. Biến = input{dòng thông báo}
  • D. Biến = input[dòng thông báo]

Câu 14: Python là

  • A. Ngôn ngữ trực quan.
  • B. Ngôn ngữ máy.
  • C. Ngôn ngữ lập trình bậc cao.
  • D. Chương trình dịch.

Câu 15: Phép chia lấy phần nguyên trong Python kí hiệu là:

  • A. /
  • B. div
  • C. //
  • D. %

Câu 16: Để điều khiển được máy tính, con người phải

  • A. Tiếp tục nâng cấp để máy tính có thể hiểu được ngôn ngữ của con người.
  • B. Dạy máy tính ngôn ngữ của con người.
  • C. Viết các chỉ dẫn để máy hiểu và thực hiện được.
  • D. Học ngôn ngữ của máy tính.

Câu 17: Ngôn ngữ máy là

  • A. Ngôn ngữ mà cả con người lẫn máy hiểu được.
  • B. Ngôn ngữ để các máy tính giao tiếp với nhau.
  • C. Ngôn ngữ để con người và máy giao tiếp với nhau.
  • D. Ngôn ngữ mà máy hiểu được.

Câu 18: Để nhập dữ liệu kiểu số thực từ bàn phím, ta dùng lệnh

  • A. x=float(())
  • B. x=(input())
  • C. x=float(input())
  • D. x:=float(input())

Câu 19: Câu lệnh chuyển dữ liệu nhập vào sang kiểu số nguyên

  • A. float()
  • B. infloat()
  • C. int()
  • D. inint()

Câu 20: Câu lệnh type() của Python cho ta biết

  • A. Độ dài của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.
  • B. Kiểu dữ liệu của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.
  • C. Tập hợp số biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.
  • D. Số ô nhớ của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.

Câu 21: Biến là

  • A. Tên một vùng nhớ.
  • B. Tên một ẩn số.
  • C. Tên một giá trị.
  • D. Tên một dữ liệu

Câu 22: Câu lệnh nào dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím trong Python?

  • A. read()
  • B. input()
  • C. print()
  • D. scan()

Câu 23: Trong câu lệnh gán giá trị cho một biến vào từ bàn phím, dòng thông báo có tác dụng

  • A. Nhắc người dùng biết cần nhập gì.
  • B. Quy định kiểu dữ liệu của biến được nhập vào.
  • C. Quy định độ dài biến được nhập vào.
  • D. Nhắc người dùng chú ý kiểu dữ liệu.

Câu 24: Để khai báo một biến kiểu số nguyên trong Python, ta sử dụng từ khóa nào sau đây?

  • A. float
  • B. str
  • C. bool
  • D. int

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hằng

  • A. Python không cung cấp công cụ khai báo hằng.
  • B. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
  • C. Hằng là đại lượng bất kì.
  • D. Hằng không thể là số nguyên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập