Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Em thấy mẹ em có sử dụng một bài hát của nhạc sĩ Văn Cao để làm đề tài nghiên cứu “các tác phẩm hay cho thiếu nhi”. Theo em, mẹ em có phải trả thù lao hay xin phép tác giả không?

  • A. Phải xin phép tác giả.
  • B. Phải trả thù lao cho tác giả.
  • C. Cả A và B đúng.
  • D. Cả A và B sai.

Câu 2: Em viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về hội thi đánh cờ ở làng A trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình của tác giả Nguyễn Văn B đăng trên báo điện tử X. Nội dung lời bình của tác giả Nguyễn Văn B là “Hội thi đánh cờ ở làng A diễn ra vào mùa xuân, là một ví dụ về những phong tục văn hoá đẹp từ xa xưa của làng quê Việt Nam”. Theo em, cách viết nào đưới đây là phù hợp cho bài viết của em?

  • A. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp diễn ra vào mùa xuân ở làng quê Việt Nam xưa mà nay đã không còn nữa. Nguồn: Báo điện tử X”.
  • B. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp diễn ra vào mùa thu ở làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B)”.
  • C. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ như một trong những phong tục ăn hoá đẹp diễn ra vào ngày mùng một Tết ở nông thôn Việt Nam (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm..., nguồn: https://www…)”.
  • D. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp nhưng đang bị mai một dần bởi quá trình đô thị hoá (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm...).”
  • E. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một nét văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm..., nguồn: https://www…)”.

Câu 3: Việc nào dưới đây không bị phê phán?

  • A. Phát tán các hình ảnh đồi trụy lên mạng.
  • B. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính của trường. 
  • C. Sao chép phần mềm không có bản quyền. Tự thay đổi mật khẩu cho máy tính cá nhân của mình.
  • D. Sao chép phần mềm không có bản quyền

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không chính xác?

  • A. Mạng không dây thuận tiện cho những người di chuyển nhiều.
  • B. Mạng không dây dễ dàng lắp đặt hơn vì không cần khoan đục và lắp đặt đường dây.
  • C. Mạng không dây thường được sử dụng cho các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại,...
  • D. Mạng không dây nhanh và ổn định hơn mạng có dây.

Câu 5: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về ngôn ngữ Python ?

  • A. Python phân biệt chữ hoa và chữ thường.
  • B. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
  • C. Python được dùng để phát triển các ứng dụng web, phần mềm ứng dụng, điều khiển robot…
  • D. Python là ngôn ngữ máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được.

Câu 6: Đâu không phải là dịch vụ lưu trữ qua điện toán đám mây?

  • A. Dropbox.
  • B. Google Drive.
  • C. iCoud.
  • D. Paint.

Câu 7: Cho đoạn chương trình sau:

a=b=1

c=1

d=2

print(a+b+c+d)

Kết quả trên màn hình là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 6

Câu 8: Đâu không phải là dịch vụ lưu trữ qua điện toán đám mây?

  • A. Dropbox.
  • B. Google Drive.
  • C. iCoud.
  • D. Paint.

Câu 9: Việc soạn thảo các hướng dẫn để máy tính hiểu và có thể thực hiện các yêu cầu của người viết được gọi là

  • A. Hướng dẫn.
  • B. Lập trình.
  • C. Thiết lập.
  • D. IT.

Câu 10: Trong các câu sau, những câu nào đúng?

Đều là mạng máy tính, LAN và Internet có những điểm khác nhau là:

1) Phạm vi bao phủ của mạng LAN chỉ trong nội bộ một gia đình hay cơ quan, còn Internet là mạng toàn cầu.

2) Mạng LAN thuộc quyền sở hữu của một gia đình, một cơ quan hay tổ chức còn Internet không thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nào.

3) Internet cung cấp dịch vụ thư điện tử và dịch vụ chat, còn trên mạng LAN không có những dịch vụ này.

4) Internet là nguồn lây nhiễm virus, còn khi tham gia mạng nội bộ LAN thì sẽ không bị lây nhiễm virus.

5) Phải có Internet thì mạng LAN mới hoạt động được.

  • A. 1, 2
  • B. 1, 2, 4
  • C. 2, 3, 5
  • D. 2, 4, 5

Câu 11: Trong ngôn ngữ lập trình Python, để in ra màn hình câu lệnh ‘xin chao’ ta viết:

  • A. print()
  • B. print(xin chao)
  • C. print(‘xin chao’)
  • D. print xin chao

Câu 12: Phát biểu nào sao đây là sai ?

  • A. Người sử dụng không thể chia sẻ dữ liệu trên máy tính của mình cho người khác trong cùng một mạng máy tính.
  • B. Virus có thể lây lan sang các máy tính khác trong một mạng máy tính.
  • C. Người sử dụng có thể giao tiếp với nhau trên mạng máy tính.
  • D. Trong một mạng máy tính các tài nguyên như máy in có thể được chia sẻ.

Câu 13: Trong chương trình ở bài F11, các khẳng định nào sau đây là SAI?

  • A. Chương trình sử dụng tất cả 4 biến.
  • B. Câu lệnh a = 600 là câu lệnh gán giá trị 600 cho biến a.
  • C. Khi đã gán giá trị của biến b bằng 700 thì không thể gán giá trị khác cho biến b.
  • D. Khi thực hiện câu lệnh t = a + b + c/2, máy tính sẽ tính giá trị biểu thức a + b + c/2, sau đó mới gán kết quả tính được cho biến t.

Câu 14: Những tờ tiền giấy có thể bị bẩn, bị rách hoặc bị làm giả. Ứng dụng nào sau đây của Internet giúp khắc phục những hạn chế đó?

  • A. E-Learning.               
  • B. E-Government.          
  • C. Mạng xã hội.
  • D. E-Payment.

Câu 15: Ta thường gặp biểu thức số học ở

  • A. Vế trái của một phép gán.  
  • B. Vế phải của một phép gán.  
  • C. Phần giữa của một chương trình. 
  • D. Phần cuối của một câu lệnh.

Câu 16:  Đâu là tác hại khi sử dụng internet?

  • A. Giúp tìm kiếm thông tin.
  • B. Chia sẻ thông tin.
  • C. Bị rủ rê tham gia các hoạt động phi pháp trên mạng xã hội.
  • D. Học tập online.

Câu 17: Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là:

  • A. %                                         
  • B.  //
  • C.  /                                          
  • D. mod

Câu 18: Nếu sử dụng Internet một cách bất cẩn, máy tính có thể bị lây nhiễm loại phần mềm Malware. Vậy Malware là gì?

  • A. Phần mềm độc hại, gây hại cho thiết bị, dịch vụ hoặc hệ thống mạng.
  • B. Phần mềm gián điệp, một loại virus máy tính được thiết kế để bí mật tìm kiếm, theo dõi thao tác bàn phím của người dùng nhằm đánh cắp các thông tin như tên, địa chỉ email, mật khẩu.
  • C. Sâu máy tính, một loại phần mềm độc hại thực hiện các hành vi như xoá tệp, đánh cắp dữ liệu, lây lan sang các máy tính khác qua mạng.
  • D. Một loại phần mềm độc hại thường tự động hiển thị cửa sổ quảng cáo ngoài ý muốn gây phiên nhiều cho người dùng.

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về biến

  • A. Dù lập trình bằng ngôn ngữ nào, ta cũng phải biết sử dụng biến để lưu dữ liệu cần thiết cho chương trình.   
  • B. m123&b là một tên biến không hợp lệ.
  • C. Trong quá trình thực hiện chương trình, giá trị của biến có thể thay đổi.  
  • D. Trong câu lệnh >>> x := 10, biến x nhận giá trị 10.

Câu 20: Em hãy chọn phương án sai.

  • A. Thiết bị thông minh là thiết bị số.
  • B. Thiết bị số là thiết bị thông minh.
  • C. Thiết bị thông minh có thể làm việc một cách tự chủ.
  • D. Thiết bị thông minh có thể tương tác vơi người sử dụng hay các thiết bị thông minh khác.

Câu 21: Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là:

  • A. Biến=(input(dòng thông báo)
  • B. Biến=float(input(dòng thông báo))
  • C. Biến=input()
  • D. Biến=int(input(dòng thông báo))

Câu 22: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về vai trò của intenet?

  • A. Liên kết mọi người với nhau, phục vụ nhu cầu giao lưu, giao tiếp, trao đổi thông tin.
  • B. Trao đổi tài liệu, bài học với nhau ở bất cứ đâu.
  • C. Lưu trữ, tải dữ liệu, phần mềm phục vụ cho học tập.
  • D. Không thể làm tại nhà cho các bạn muốn kiếm thêm thu nhập.

Câu 23: Gọi s là diện tích tam giác ABC, để đưa giá trị của s ra màn hình ta viết:

  • A. print(s)
  • B. print s
  • C. print(‘s)
  • D. print:(s)

Câu 24:  Y tế số là:

  • A. ứng dụng công nghệ thông tin trong điều trị cho bệnh nhân.
  • B. ứng dụng công nghệ thông tin để quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khoẻ, bệnh án hồ sơ.
  • C. thay thế phương thức quản lí trên giấy tờ bằng quản lí trên máy tính.
  • D. ứng dụng công nghệ thông tin trong một khâu nào đó của bệnh viện.

Câu 25: Đâu là câu lệnh gán trong Python?

  • B. X==6
  • B. X=6
  • C. X!=6
  • D. X:=6

Câu 26: Thiết bị nào là thiết bị số trong các thiết bị sau:

  • A. Điện thoại thông minh.    
  • B. Máy ảnh số.                        
  • C. Máy ghi âm số.
  • D. Tất cả các thiết bị trên.

Câu 27: Cho đoạn chương trình sau:

x=10

y=3

d=0

if x%y==0:

          d=x//y

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là:

  • A. 3                                                    
  • B. 1
  • C. 0                                                    
  • D. Không xác định

Câu 28: Nền văn minh thông tin gắn liền với loại công cụ nào?

  • A. Động cơ hơi nước.
  • B. Máy điện thoại.
  • C. Máy tính điện tử.
  • D. Máy phát điện.

Câu 29: Trong Python, đối với cấu trúc if hoặc if-else thì câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết như thế nào?

  • A.Viết thẳng hàng so với điều kiện.
  • B. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và không cần viết thẳng hàng với nhau.
  • C. Chỉ lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện khi có nhóm lệnh.
  • D. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.

Câu 30:  Máy tính là một công cụ dùng để:

  • A. Xử lý thông tin
  • B. Chơi trò chơi
  • C. Học tập
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 31: Trong Python, đối với cấu trúc if-else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2> được thực hiện khi:

  • A. Điều kiện sai.                                           
  • B. Điều kiện đúng.
  • C. Điều kiện bằng 0.                                     
  • D. Điều kiện khác 0.

Câu 32: Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người?

  • A. Khi phân tích tâm lí một con người.
  • B.  Khi chuẩn đoán bệnh.
  • C.  Khi thực hiện một phép toán phức tạp.
  • D. Khi dịch một tài liệu.

Câu 33: Thư viện math cung cấp:

  • A. Thủ tục vào ra của chương trình.
  • B. Hỗ trợ việc tạo ra các lựa chọn ngẫu nhiên
  • C. Các hằng và hàm toán học.
  • D. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu

Câu 34: Trước khi sang đường, theo em con người cần phải xử lý những thông tin gì?

  • A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không.
  • B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được
  • C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì.
  • D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa.

Câu 35: “Các lệnh mô tả hàm” phải viết:

  • A. Thẳng hàng với lệnh def.
  • B. Lùi vào theo quy định của Python.
  • C. Ngay sau dấu hai chấm (:) và không xuống dòng.
  • D. Viết thành khối và không được lùi vào.

Câu 36: Cho tình huống: Em đang ngồi trong lớp chờ giờ học bắt đầu, em thấy thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp. Hãy cho biết thông tin em vừa nhận được là gì?

  • A. Thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp.
  • B. Đứng dậy chào thầy giáo (cô giáo).
  • C. Em đang ngồi trong lớp.
  • D. Giờ học bắt đầu.

Câu 37: Cuối dòng đầu tiên của định nghĩa hàm phải có:

  • A. Dấu ‘:’
  • B. Dấu ‘;’
  • C. Dấu ‘.’
  • D. Dấu ‘,’

Câu 38:  Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:

  • A. Hình ảnh
  • B. Văn bản
  • C. Dãy bit
  • D. Âm thanh

Câu 39: Trong Python, một hàm có thể trả về một giá trị qua tên của nó nếu như có lệnh

  • A. return (giá trị)
  • B. return <giá trị>
  • C. return (‘giá trị’)
  • D. return <giá trị>:

Câu 40: Khẳng định nào là sai trong các khẳng định sau:

  • A. Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này.
  • B. Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.
  • C. Nói, viết, vẽ là chuyển thông tin trong bộ não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao đổi thông tin.
  • D. Thông tin có thể chia thành nhiều phần, thành các mục nhỏ hơn; còn dữ liệu có tính toàn vẹn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập