NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:
- A. Để chế độ tự động đăng nhập.
- B. Để chế độ ghi nhớ mật khẩu.
- C. Không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng.
-
D. Không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng.
Câu 2: Biện pháp an ninh để bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số là
- A. Tự ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của mình, đồng thời chú ý giữ gìn, không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của người khác.
- B. Sử dụng mật khẩu mạnh.
- C. Sử dụng các phần mềm diệt virus để chống lại những phần mềm độc hại lan truyền đến máy tính.
-
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp khi chia sẻ thông tin trong môi trường số, em cần phải làm gì?
- A. Hạn chế đăng nhập các loại tài khoản trên máy tính ở nơi công cộng như quán Internet hay thông qua mạng Wi-Fi không đáng tin cậy.
- B. Tự bảo vệ thông tin và dữ liệu của bản thân bằng cách sử dụng mật khẩu mạnh và phần mềm diệt virus.
- C. Có những hiểu biết cơ bản về các quy định của pháp luật liên quan tới bản quyền, thông tin cá nhân và việc chia sẻ thông tin trong môi trường số.
-
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về những thay đổi trong công việc của người nông dân khi có Nông nghiệp thông minh?
- A. Máy móc tự động làm thay người nông dân những công việc nặng nhọc ngoài đồng như cày bừa, thu hoạch.
- B. Những thiết bị cảm biến tự động thu thập những dữ liệu về đất đai, cây trồng ngoài đồng, gia súc trong chuồng. Dựa trên những dữ liệu đó, hệ thống được trang bị tri thức nông nghiệp tiên tiến sẽ tự động ra lệnh cho máy móc thực hiện những việc cần làm.
-
C. Người nông dân không phải làm việc gì cả.
- D. Vai trò của người nông dân là giám sát hoạt động của hệ thống, can thiệp để điều chỉnh nếu thấy cần thiết.
Câu 5: Chọn phát biểu sai?
- A. Cửa sổ Shell, cho phép viết và thực hiện ngay các biểu thức hoặc câu lệnh.
- B. Ngôn ngữ lập trình trực quan như Scratch dễ dùng và thích hợp với các bạn nhỏ tuổi.
-
C. Trong Python, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
- D. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến rộng rãi trên thế giới.
Câu 6: Phát biểu đúng về điện toán đám mây?
- A. Nó sẽ luôn rẻ hơn và an toàn hơn so với máy tính cục bộ.
-
B. Bạn có thể truy cập dữ liệu của mình từ bất kỳ máy tính nào trên thế giới, miễn là bạn có kết nối Internet.
- C. Chỉ có một vài công ty nhỏ đang đầu tư vào công nghệ, làm cho nó trở thành một công việc mạo hiểm.
- D. Bạn có thể truy cập dữ liệu của mình từ bất kỳ máy tính nào trên thế giới.
Câu 7: Sản phẩm soạn thảo để máy tính hiểu và có thể thực hiện các yêu cầu của người viết được gọi là
-
A. Chương trình.
- B. Dự án.
- C. Nhóm.
- D. Câu lệnh.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về các thiết bị trong hệ thống IoT là SAI?
- A. Được gắn cảm biến để tự cảm nhận môi trường xung quanh.
- B. Được trang bị Trí tuệ nhân tạo (AI) để có khả năng tự thực hiện công việc.
- C. Được kết nối mạng Internet để phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống tự động.
-
D. Là những cảm biến được kết nối mạng với nhau thành một hệ thống.
Câu 9: Lí do ta nên dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao khi viết chương trình:
- A. Máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện.
-
B. Gần với ngôn ngữ tự nhiên, cú pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ học.
- C. Có thể viết thoải mái không cần theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình.
- D. Chỉ dùng phục vụ trong học tập, không có tính ứng dụng trong phát triển ứng dụng web, lập trình games…
Câu 10: Đâu không phải ưu điểm của điện toán đám mây?
- A. Giảm chi phí.
- B. Dễ sử dụng, tiện lợi.
- C. Tận dụng tối đa tài nguyên.
-
D. An toàn dữ liệu.
Câu 11: Biến là
- A. Tên một ẩn số.
- B. Tên một giá trị.
-
C. Tên một vùng nhớ.
- D. Tên một dữ liệu.
Câu 12: Bật máy tính lên, An không tìm thấy những tệp dữ liệu của mình đâu nữa, thay vào đó trong thư mục xuất hiện những tên tệp lạ. Sau đó máy thường xuyên báo lỗi trong khi hoạt động, một số trình ứng dụng hoạt động không ổn định, có lúc chạy được nhưng cũng có lúc lại báo lỗi và yêu cầu khởi động lại. Những dấu hiệu đó báo hiệu điều gì? (nhiều đáp án)
-
A. Máy tính có thể đã bị lây nhiễm virus.
- B. Máy tính có thể đã bị hỏng ổ đĩa cứng.
-
C. Máy tính có thể đã bị hỏng phần mềm.
- D. Có thể do bạn An chưa biết cách sử dụng.
Câu 13: Cho đoạn chương trình sau:
x=1
print(x)
Biến trong đoạn chương trình trên là:
- A. 1
- B. 1, x
-
C. x
- D. Không có biến.
Câu 14: Trong các câu sau, câu nào sai?
Hình thức học trực tuyến (E-Learning) đem lại cho học sinh những thuận lợi là:
1) Học sinh không nhất thiết phải tới trường mà có thể học ở nhà, ở thư viện hay bất kì nơi nào có kết nối Internet.
2) Học sinh không nhất thiết phải trả học phí mà vẫn có thể khai thác những nguồn học liệu mở được cung cấp miễn phí trên mạng.
3) Cung cấp cho học sinh những nguồn học liệu mở đa dạng bao gồm: các bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập, thí nghiệm ảo, bài kiểm tra được tổ chức một cách sinh động dưới nhiều dạng như siêu văn bản, âm thanh, hình ảnh động, video.
4) Học sinh không gặp gỡ hay liên hệ với thầy, cô giáo dưới bất cứ hình thức nảo.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 15: Cho đoạn chương trình sau:
x=1
print(x)
Biến trong đoạn chương trình trên là:
- A. 1
- B. 1, x
-
C. x
- D. Không có biến.
Câu 16: Điều nào sau đây được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên internet?
- A. Đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội.
-
B. Đăng kí khóa học tiếng Anh trực tuyến.
- C. Liên tục nạp số tiền lớn vào tài khoản game trên mạng.
- D. Mở thư điện tử và liên kết đến địa chỉ web không rõ nguồn gốc.
Câu 17: Đâu không phải quy tắc đặt tên biến trong Python
- A. Không trùng với từ khóa.
- B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
-
C. Không bắt đầu bằng chữ in hoa.
- D. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
Câu 18: Điều nào sau đây được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên internet?
- A. Đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội.
-
B. Đăng kí khóa học tiếng Anh trực tuyến.
- C. Liên tục nạp số tiền lớn vào tài khoản game trên mạng.
- D. Mở thư điện tử và liên kết đến địa chỉ web không rõ nguồn gốc.
Câu 19: Trong những biến sau, tên biến nào đặt sai quy tắc
-
A. x y.
- B. x12.
- C. _xx.
- D. X56.
Câu 20: Thế nào là đồ dùng thông minh?
- A. Đồ dùng thông minh là đồ dùng có khả năng xử lí thông tin
- B. Kết nối với người dùng hoặc kết nối với các thiết bị khác
- C. Có thể hoạt động tương tác và tự chủ ở một mức độ nào đó.
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 21: Câu lệnh nhập với biến kiểu thực là:
- A. Biến=(input(dòng thông báo)
-
B. Biến=float(input(dòng thông báo))
- C. Biến=input()
- D. Biến=int(input(dòng thông báo))
Câu 22: Đồ dùng được gọi là thông minh khi:
-
A. Có khả năng xử lí thông tin, kết nối với người dùng hoặc kết nối với các thiết bị khác, có thể hoạt động tương tác và tự chủ ở một mức độ nào đó.
- B. Có thể tính toán.
- C. Hoạt động theo một quy trình giống nhau.
- D. Có sạc pin.
Câu 23: Cho đoạn chương trình sau:
a=36
x=math.sqrt(a)
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của x là:
- A. 3
- B. 4
- C. 5
-
D. 6
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về công ngiệp 4.0?
-
A. Công nghiệp 4.0 đề cập đến một giai đoạn mới trong cuộc cách mạng công nghiệp chủ yếu tập trung sản xuất thông minh trong các nhà máy thông minh.
- B. Sản xuất tự động hóa và dựa vào máy tính và các thiết bị điện tử.
- C. Phát minh ra động cơ hơi nước.
- D. Phát minh và sử dụng điện.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Các ngôn ngữ lạp trình bậc cao đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
-
B. Điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh có thể là phép gán.
- C. Trong cấu trúc if hoặc if-else câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết:
- Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.
- D. Câu lệnh rẽ nhánh trong Python có 2 dạng cơ bản là if và if-else.
Câu 26: Internet ra đời vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?
- A. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
- B. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
-
C. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
- D. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Câu 27: Cho đoạn chương trình sau:
a=2
b=3
if a>b:
a=a*2
else:
b=b*2
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của b là:
- A. 4
- B. 2
-
C. 6
- D. Không xác định
Câu 28: Chọn nhóm từ thích hợp điền vào đoạn sau: Ngành tin học gắn liền với…… và ……máy tính điện tử
-
A. Sự phát triển, sử dụng
- B. Sử dụng, tiêu thụ
- C. Sự phát triển, tiêu thụ
- D. Tiêu thụ, sự phát triển
Câu 29: <Điều kiện> trong câu lệnh rẽ nhánh là:
- A. Biểu thức tính toán.
-
B. Biểu thức logic.
- C. Biểu thức quan hệ.
- D. Các hàm toán học.
Câu 30: Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?
- A. Giải trí.
- B. Công cụ xử lí thông tin.
- C. Lập trình và soạn thảo văn bản.
-
D. A, B, C đều đúng.
Câu 31: Viết chương trình để nhập từ bàn phím hai số nguyên a và b, đưa ra màn hình thông báo “Positive” nếu a + b > 0, “Negative” nếu a + b < 0 và “zero” nếu a + b = 0
1. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
if a + b > 0:
print("Positive")
elif a + b < 0:
print("Negative")
else:
print("Zero")
2. a = int(input("Nhập a: ")
b = int(input("Nhập b: ")
if a + b > 0:
print("Positive")
elif a + b < 0:
print("Negative")
else:
print("Zero")
3. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
if a + b > 0:
print(Positive)
elif a + b < 0:
print(Negative)
else:
print(Zero)
4. a = int(input("Nhập a: "));
b = int(input("Nhập b: "));
if a + b > 0:
print("Positive");
elif a + b < 0:
print("Negative");
else:
print("Zero");
-
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 32: Chọn câu đúng trong các câu sau:
-
A. 1MB = 1024KB
- B. 1B = 1024 bit
- C. 1KB = 1024MB
- D. 1 Bit = 1024B
Câu 33: Hàm range(101) sẽ tạo ra
- A. một dãy số từ 1 đến 101.
-
B. một dãy số từ 0 đến 100.
- C. một dãy số ngẫu nhiên 101.
- D. 101 số ngẫu nhiên.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?
- A. Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu.
-
B. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
- C. Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người.
- D. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu.
Câu 35: Cho đoạn chương trình sau:
for i in range(6):
print(i)
Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
-
D. 6
Câu 36: Thông tin là gì?
- A. Các văn bản và số liệu
- B. Hình ảnh, âm thanh
- C. Văn bản, Hình ảnh, âm thanh
-
D. Hiểu biết của con người về một thực thể, sự vật, khái niệm, hiện tượng nào đó
Câu 37: Cho bài toán tính tổng s=1+2+3+...+n. Để giải bài toán trên ta có thể dùng:
- A. Cấu trúc rẽ nhánh.
-
B. Cấu trúc lặp.
- C. Hàm ceil()
- D. Hàm toán học sqrt()
Câu 38: Khi nói về các bước xử lí thông tin của máy tính thì người ta gọi đây là bước:
-
A. Xử lí dữ liệu.
- B. Xử lí thông tin.
- C. Xử lí văn bản.
- D. Xử lí âm thanh.
Câu 39: Câu lệnh với số lần lặp không biết trước
- A. for
-
B. while
- C. if
- D. in
Câu 40: Giả sử em là lớp trưởng của lớp. Theo em, thông tin nào không phải là thông tin cần xử lí (thông tin vào) để xếp loại các tổ cuối tuần?
-
A. Số lượng bạn ăn bán trú.
- B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
- C. Số bạn không mặc áo đồng phục.
- D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.