Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc nào dưới đây không bị phê phán

  • A. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính của trường.
  • B. Sao chép phần mềm không có bản quyền.
  • C. Like, share, comment các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng.  
  • D. Thay đổi mật khẩu facebook của mình khi nhận được thông báo có phiên đăng nhập trên địa chỉ lạ.

Câu 2: Việc làm nào chia sẻ thông tin không an toàn và hợp pháp?

  • A. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội, ...).
  • B. Chia sẻ bất kì thông tin nào mà mình thích.
  • C. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.
  • D. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.

Câu 3: Việc nào dưới đây không bị phê phán

  • A. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính của trường.
  • B. Sao chép phần mềm không có bản quyền.
  • C. Like, share, comment các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng.  
  • D. Thay đổi mật khẩu facebook của mình khi nhận được thông báo có phiên đăng nhập trên địa chỉ lạ.

Câu 4: Chọn phát biểu sai:

  • A. Iot là hệ thống liên mạng bao gồm các phương tiện và vật dụng, các thiết bị thông minh.
  • B. Cảm biến là thiết bị điện tử có khả năng tự động cảm nhận và giám sát những trạng thái của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
  • C. Mạng LAN kết nối với các máy tính ở phạm vi toàn thế giới.
  • D. Máy chủ là loại máy tính đặc biệt có khả năng lưu trữ và tính toán rất mạnh, cung cấp dịch vụ lưu trữ và xử lí cho nhiều máy tính khác.

Câu 5: Đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì bị phạt bao nhiêu tiền theo điều 18, nghị định 131/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giải, quyền liên quan?

  • A. Từ 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng.
  • B. Từ 10 000 000 đồng đến 15 000 000 đồng.
  • C. Từ 15 000 000 đồng đến 35 000 000 đồng.
  • D. Từ 35 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng.

Câu 6: Mạng LAN là viết tắt của cụm từ nào?

  • A. Local Arian Network
  • B. Lomal Area Network
  • C. Local Area
  • D. Local Area Network

Câu 7: Trong cửa sổ Shell của Python:

  • A. Thực hiện ngay từng câu lệnh và thấy được kết quả.
  • B. Không thực hiện ngay từng câu lệnh và không thấy được kết quả.
  • C. Không thể thực hiện bất kì câu lệnh nào.
  • D. Không thể thực hiện từng câu lệnh mà thực hiện toàn bộ.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm của Internet?

  • A. Phủ khắp thế giới.
  • B. Tạo nhánh từ các mạng nhỏ.
  • C. Chỉ mang lại lợi ích cho con người trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội.
  • D. Không thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nào.

Câu 9: Ngôn ngữ chung giữa con người và máy tính để ta viết các chỉ dẫn cho máy tính thực hiện được nhiệm vụ mà con người giao cho nó được gọi là

  • A. Ngôn ngữ bậc cao.
  • B. Ngôn ngữ thứ cấp.
  • C. Ngôn ngữ lập trình.
  • D. Ngôn ngữ máy.

Câu 10: Hoạt động sau tương ứng với dịch vụ nào của Điện toán đám mây?

Học online bằng công cụ Google Meet

  • A. Dịch vụ cung cấp máy chủ của Điện toán đám mây.
  • B. Dịch vụ hội nghị trực tuyến của Điện toán đám mây.
  • C. Dịch vụ lưu trữ của Điện toán đám mây.
  • D. Dịch vụ thư tín điện tử của Điện toán đám mây.

Câu 11: Trong ngôn ngữ lập trình Python, để in ra màn hình ta sử dụng lệnh:

  • A. write()
  • B. Print()
  • C. cout<<
  • D. read()

Câu 12: Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau: “Được một nhóm bạn truyền cho một địa chỉ website nhưng dặn là phải bí mật, không để người lớn biết”.

  • A. Bí mật bấm vào xem địa chỉ website để xem
  • B. Nhờ người lớn hướng dẫn mở website để xem
  • C. Không bấm vào và báo cáo với người lớn
  • D. Bấm vào xem và gửi địa chỉ website cho các bạn khác

Câu 13:   Cho đoạn chương trình sau:

x=6

y=2

print(x%y)

Trên màn hình xuất hiện giá trị:

  • A. 0                                
  • B. 3
  • C. 2                                
  • D. 6

Câu 14: Thao tác nào sau đây giúp phòng tránh phần mềm độc hại?

  • A. Cài đặt và sử dụng phần mềm diệt virus.
  • B. Tải về cài đặt những phần mềm lạ, có nguồn gốc không rõ ràng, dùng thử xong thì xoá đi.
  • C. Mở xem những email có nội dung hấp dẫn như: “Bạn đã may mắn trúng thưởng”.
  • D. Trong điều kiện máy tính đã cài đặt phần mềm diệt virus, có thể yên tâm truy cập vào các đường link và trang web lạ để tìm hiểu khám phá.

Câu 15: Biểu thức (x+y)^2 chuyển sang Pytthon là:

  • A. (x**2+y**2)              
  • B. (x+y)***2
  • C. (x+y)**2                    
  • D. (x+y)*2

Câu 16: Nếu sử dụng Internet một cách bất cẩn, máy tính có thể bị lây nhiễm loại phần mềm Adware. Vậy Adware là gì?

  • A. Phần mềm độc hại, gây hại cho thiết bị, dịch vụ hoặc hệ thống mạng.
  • B. Phần mềm gián điệp, một loại virus máy tính được thiết kế để bí mật tìm kiếm, theo dõi thao tác bàn phím của người dùng nhằm đánh cắp các thông tin như tên, địa chỉ email, mật khẩu.
  • C. Sâu máy tính, một loại phần mềm độc hại thực hiện các hành vi như xoá tệp, đánh cắp dữ liệu, lây lan sang các máy tính khác qua mạng.
  • D. Một loại phần mềm độc hại thường tự động hiển thị cửa sổ quảng cáo ngoài ý muốn gây phiên nhiều cho người dùng.

Câu 17: Phép gán nào sau đây là đúng ?

  • A. x==3                          
  • B. x:=3
  • C. x=3        
  • D. x:3

Câu 18: Ứng dụng nào sau đây của Internet không cùng loại với những ứng dụng còn lại?

  • A. E-Learning.
  • B. Nguồn học liệu mở.
  • C. OpenCourseWare.
  • D. E-Government.

Câu 19: Biểu thức( xy+x):(x-y) chuyển sang Python là:

  • A. (xy+x)/(x-y)                                  
  • B. (x*y+x)//(x-y)
  • C. (x*y+x)/(x-y)                                 
  • D. (x*y+x)/x-y

Câu 20: Kinh tế tri thức là:           

  • A. Là nền kinh tế dựa vào việc tạo ta nhiều của cải, vật chất.
  • B. Là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin.
  • C. Là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
  • D. Là nền kinh tế mà hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa.

Câu 21: Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là:

  • A. print()
  • B. print(‘danh sách biểu thức’)
  • C. print danh sách biểu thức
  • D. print(danh sách biểu thức)

Câu 22: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về chuyển đổi số?

  • A. Là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế -xã hội.
  • B. Là chuyển đổi từ làm việc bằng giấy tờ thành làm việc trên máy tính.
  • C. Là sử dụng công nghệ cho một công việc nào đó.
  • D. Là thay thế phương thức làm việc cũ bằng phương thức làm việc mới.

Câu 23: Lệnh nào sau đây sẽ trả lại xâu kí tự

  • A. str(150)
  • B. int(“1110”)
  • C. float(“15.0”)
  • D. float(7)

Câu 24: Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp làm tốt các công việc gì?

  • A. Lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực
  • B. Quản trị chuỗi cung ứng
  • C. Giao dịch với khách hàng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về Hằng?

  • A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
  • B. Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
  • C. Hằng là đại lượng bất kì.
  • D. Hằng không bao gồm: số học.

Câu 26: Xã hội tri thức là :

  • A. Là một kiểu xã hội dựa trên việc không ngừng sản xuất và sử dụng hàng loạt tri thức trong mọi lĩnh vực, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại.
  • B. Là xã hội có nhiều ứng dụng về tin học.
  • C. Là xã hội có sử dụng nhiều thiết bị số.
  • D. Là xã hội văn minh, hiện đại.

Câu 27: Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh phải là

  • A. Một biểu thức số học.   
  • B. Một biểu thức nhận giá trị logic 0 hoặc 1.  
  • C. Một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False.
  • D. Một biểu thức so sánh. 

Câu 28: Đâu không phải thành tựu của tin học làm thay đổi xã hội loài người?

  • A. Sự ra đời của Internet
  • B. Trí tuệ nhân tạo
  • C. Máy tìm kiếm
  • D. Công nghệ biến năng lượng mặt trời thành điện năng

Câu 29: Câu lệnh nào sau đây viết đúng:

1. if a>b

print(a)

2. if a>b:print(a)

c. if a>b print(a)

4. if a>b:

          print(a)

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 30: Để phát triển tin học cần có :

  • A. Một xã hội có tổ chức trên cơ sở pháp lý chặt chẽ
  • B. Một đội ngũ lao động có trí tuệ
  • C. Câu A sai, câu B đúng
  • D. Cả 2 câu A, B đều đúng

Câu 31: Trong Python, câu lệnh if <câu lệnh hay nhóm câu lệnh> sẽ thực hiện khi:

  • A. <Điều kiện> sai.                                                 
  • B. <Điều kiện> đúng.
  • C. <Điều kiện> bằng 0.                                
  • D. <Điều kiện> khác 0.

Câu 32: Cây đàn organ điện tử có các nút điều khiển, có thể thay thế nhiều nhạc cụ khác nhau. Hãy chọn câu SAI. (nhiều đáp án)

  • A. Đàn organ điện tử không phải là thiết bị số mà là nhạc cụ.
  • B. Đàn organ điện tử là thiết bị số.
  • C. Đàn organ điện tử là thiết bị thông minh.
  • D. Đàn organ điện tử không phải là thiết bị thông minh.

Câu 33: Vòng lặp với số lần không biết trước câu lệnh hay nhóm câu lệnh được thực hiện khi:

  • A. <Điều kiện> sai.
  • B. <Điều kiện> đúng.
  • C. <Điều kiện> lớn hơn 0.
  • D. <Điều kiện> bằng 0.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lý và giao tiếp của con người.
  • B. Máy tính tốt là máy tính nhỏ gọn và đẹp.
  • C. Tin học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử.
  • D. Máy tính được thiết kế ngày càng thân thiện và dễ sử dụng hơn đối với con người.

Câu 35: Cấu trúc lặp với số lần không biết trước là:

Cấu trúc lặp với số lần không biết trước là:

1. for <Biến chạy> in range(m,n)

          <Khối lệnh cần lặp>

2. while <Điều kiện>:

          <Câu lệnh hay khối lệnh>

3. while <Điều kiện>:

4. for <Biến chạy> in range(m,n):

          <Khối lệnh cần lặp>

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 36: Với con người hai bước của quá trình giải giải quyết một vấn đề là:

  • A. “Xử lí thông tin để có dữ liệu” và “xử lí dữ liệu để ra quyết định”
  • B. “Xử lí dữ liệu để có thông tin” và “xử lí dữ liệu để ra quyết định”
  • C. “Xử lí dữ liệu để có thông tin” và “xử lí thông tin để ra quyết định”
  • D. “Xử lí thông tin để có dữ liệu” và “xử lí thông tin để ra quyết định”

Câu 37:  <Điều kiện> trong câu lệnh lặp với số lần không biết trước là:

  • A. Hàm toán học.
  • B. Biểu thức logic.
  • C. Biểu thức quan hệ.
  • D. Biểu thức tính toán.

Câu 38: Đặc trưng của mô hình dữ liệu:

  • A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn.
  • B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
  • C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
  • D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.

Câu 39: Cho đoạn chương trình sau:

s=0

i=1

while i<=5:

          s=s+1

          i=i+1

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:

  • A. 9                                                              
  • B. 5
  • C. 15                                                              
  • D. 10

Câu 40: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?

  • A. Mặc đồng phục.
  • B. Đi học mang theo áo mưa.
  • C. Ăn sáng trước khi đến trường.
  • D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập