Câu 1: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là
-
A. đồi núi.
- B. đồng bằng.
- C. hải đảo.
- D. trung du.
Câu 2: Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?
- A. Nhiều thủy sản có giá trị, giàu muối.
-
B. Có nhiều vũng và vịnh biển nước sâu.
- C. Giàu tài nguyên dầu khí và thủy triều.
- D. Nhiều bãi tắm, đảo có phong cảnh đẹp.
Câu 3: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
-
A. Thềm lục địa phía Đông Nam.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Vùng biển Trung Bộ, các đảo.
- D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 4: Ở nước ta, các mỏ nội sinh thường hình thành ở
- A. các vùng biển nông, vùng bờ biển.
-
B. các vùng đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh.
- C. vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng.
- D. nơi có hoạt động mac-ma, ven biển.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm chung của địa hình nước ta?
-
A. Địa hình đồi núi cao chiếm phần lớn.
- B. Địa hình chịu tác động của con người.
- C. Địa hình có tính phân bậc khá rõ rệt.
- D. Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm.
Câu 6: Địa hình nước ta có tính chất phân bậc khá rõ rệt. Điều này được thể hiện thông qua việc
- A. đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- B. địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
-
C. trải qua quá trình địa chất lâu dài; phân thành các bậc kế tiếp nhau.
- D. bị phong hóa mạnh mẽ; nhiều nơi bị xâm thực và xuất hiện đê, đập.
Câu 7: Mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
- A. Lạng Sơn.
- B. Bắc Giang.
-
C. Lào Cai.
- D. Yên Bái.
Câu 8: Đồng bằng nào sau đây ở nước ta tập trung nhiều than bùn?
- A. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
- C. Đồng bằng sông Hồng.
-
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9: Ở nước ta, dãy núi nào sau đây chạy theo hướng vòng cung?
- A. Con Voi.
- B. Hoàng Liên Sơn.
- C. Trường Sơn Bắc.
-
D. Ngân Sơn.
Câu 10: Ở Việt Nam, các cao nguyên badan phân bố ở vùng nào dưới đây?
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc.
- C. Bắc Trung Bộ.
-
D. Tây Nguyên.
Câu 11: Vịnh biển nào sau đây ở nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
-
A. Vịnh Hạ Long.
- B. Vịnh Dung Quất.
- C. Vịnh Cam Ranh.
- D. Vịnh Thái Lan.
Câu 12: Khu vực có bờ biển bồi tụ thích phát triển
- A. khai thác khoáng sản.
-
B. nuôi trồng thủy sản.
- C. phát triển đường biển.
- D. xây dựng cảng biển.
Câu 13: Vị trí địa lí làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất
- A. cận nhiệt đới trên núi.
-
B. nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. nhiệt đới khô trên núi.
- D. cận xích đạo gió mùa.
Câu 14: Vai trò chủ yếu của hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long là
-
A. tiêu nước, thau chua, rửa mặn.
- B. điều tiết nước, chống lũ quét.
- C. hạn chế triều cường, rửa phèn.
- D. chống ngập úng, thoát nước.
Câu 15: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ
-
A. Móng Cái đến Hà Tiên.
- B. Quảng Ninh đến Cà Mau.
- C. Móng Cái đến Cần Thơ.
- D. Quảng Ninh đến Long An.
Câu 16: Vấn đề nào dưới đây đặt ra khi khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản?
- A. Chi phí vận chuyển, chế biến lớn.
- B. Giá thành sản phẩm đầu ra thấp.
-
C. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- D. Khó khăn trong khâu vận chuyển.
Câu 17: Đai nhiệt đới gió mùa có loại đất chủ yếu nào sau đây?
- A. Phù sa.
-
B. Feralit.
- C. Mùn thô.
- D. Cát biển.
Câu 18: Ở vùng Tây Bắc có mùa đông ngắn và ấm hơn vùng Đông Bắc do ảnh hưởng của dãy núi nào sau đây?
- A. Ngân Sơn.
- B. Pu Đen Đinh.
- C. Đông Triều.
-
D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 19: Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở vùng biển và thềm lục địa?
- A. Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm.
-
B. Làm muối và khai thác thủy sản.
- C. Trồng cây lương thực, thực phẩm.
- D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 20: Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở khu vực đồi núi?
- A. Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm.
- B. Làm muối và khai thác thủy sản.
- C. Trồng cây lương thực, thực phẩm.
-
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.