NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nét nổi bật của địa hình Việt Nam là
- A. đồi núi cao chiếm 10% diện tích.
-
B. đồi núi chiếm 3/4 diện tích.
- C. cảnh quan rừng xích đạo gió mùa.
- D. đồng bằng chiếm 3/4 diện tích.
Câu 2: Đồng bằng chiếm bao nhiêu diện tính đất liền?
-
A. 1/4
- B. 2/4
- C. 3/4
- D. 4/4
Câu 3: Khối núi cao nhất ở Việt Nam là:
- A. Pu Tha Ca.
-
B. Phan-xi-păng.
- C. Tây Côn Lĩnh.
- D. Pu Si Cung.
Câu 4: Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều cùng chạy theo hướng
-
A. vòng cung.
- B. Tây Bắc – Đông Nam.
- C. Đông Bắc - Tây Nam.
- D. Bắc - Nam.
Câu 5: Dãy núi cao nhất nước ta là:
-
A. Hoàng Liên Sơn
- B. Pu Đen Đinh
- C. Pu Sam Sao
- D. Trường Sơn Bắc
Câu 6: Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào?
- A. Nội lực.
- B. Ngoại lực
- C. Con người.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là?
- A. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam
- B. Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m
- C. Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn
- A. Tiền Cambri
- B. Cổ sinh
- C. Trung sinh
-
D. Tân kiến tạo
Câu 9: Ý nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long ?
-
A. Đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.
- B. Cao trung bình 2m - 3m so với mực nước biển.
- C. Là đồng bằng châu thổ sông.
- D. Nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước
Câu 10: Vùng núi Tây Bắc nằm ở?
-
A. Giữa sông Hồng và sông Cả
- B. Kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
- C. Phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
- D. Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc
Câu 11: Địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giống nhau ở điểm đều
- A. có nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
- B. đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.
- C. cao trung bình từ 2m - 3m so với mực nước biển.
-
D. là vùng sụt võng được phù sa sông bồi đắp.
Câu 12: Đâu không phải là khó khăn của địa hình miền núi đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta?
- A. Địa hình núi đá vôi thường thiếu nước vào mùa khô.
- B. Địa hình bị cắt xẻ mạnh.
-
C. Nhiều dạng địa hình là cơ sở để phát triển nhiều ngành sản xuất.
- D. Khí hậu phân hoá theo độ cao
Câu 13: Địa hình đồng bằng nước ta có đặc điểm gì?
- A. Chiếm 1/4 diện tích phần đất liền
- B. Chia thành nhiều khu vực
- C. Điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, bị đồi núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ.
-
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 14: Trên phần đất liền của nước ta, núi cao trên 2000m chỉ chiếm ................. %?
- A. 3
- B. 5
-
C. 1
- D. 7
Câu 15: Khu vực Trường Sơn Bắc nằm ở:
- A. Phía đông của thung lũng sông Hồng
- B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
-
C. Nằm từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
- D. Nằm phía nam dãy Bạch Mã
Câu 16: Trong các đồng bằng duyên hải miền Trung, đồng bằng có diện tích lớn nhất là
- A. Tuy Hoà.
- B. Nghệ An.
- C. Quảng Nam.
-
D. Thanh Hoá.
Câu 17: Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là:
-
A. Tây bắc-đông nam và vòng cung
- B. Tây bắc-đông nam và tây-đông
- C. Vòng cung và tây-đông
- D. Tây-đông và bắc- nam
Câu 18: Núi Ngọc Krinh (2025) thuộc dãy:
- Trường Sơn Bắc.
-
Trường Sơn Nam.
- Hoàng Liên Sơn.
- Tất cả đều sai.
Câu 19: Khu vực Đông Bắc nằm ở:
-
A. Phía đông của thung lũng sông Hồng
- B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- C. Nằm từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
-
D. Nằm phía nam dãy Bạch Mã
Câu 20: Địa hình đặc trưng của vùng núi đá vôi ở nước ta là:
-
A. Địa hình cacxtơ
- B. Địa hình đồng bằng
- C. Địa hình bán bình nguyên
- D. Địa hình cao nguyên