Câu 1: Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, phần lớn có trữ lượng
- A. rất nhỏ.
-
B. vừa và nhỏ.
- C. rất lớn.
- D. khá lớn.
Câu 2: Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?
- A. Tây - Đông.
- B. Bắc - Nam.
-
C. Tây Bắc - Đông Nam.
- D. Đông Bắc - Tây Nam.
Câu 3: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?
- A. Trung sinh.
- B. Tiền Cambri.
- C. Cổ sinh.
-
D. Tân kiến tạo.
Câu 4: Nước ta có khoảng bao nhiêu loại khoáng sản?
- A. 50 loại khoáng sản khác nhau.
-
B. 60 loại khoáng sản khác nhau.
- C. 70 loại khoáng sản khác nhau.
- D. 80 loại khoáng sản khác nhau.
Câu 5: Dọc ven biển nước ta có nhiều vũng vịnh, thuận lợi để
- A. phát triển thủy sản.
-
B. xây dựng cảng biển.
- C. phát triển du lịch.
- D. chăn nuôi gia súc.
Câu 6: Khoáng sản nào sau đây thuộc khoáng sản năng lượng?
-
A. Khí tự nhiên.
- B. Man-gan.
- C. Bô-xít.
- D. Cao Lanh.
Câu 7: Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
-
A. Cac-xtơ.
- B. Hầm mỏ.
- C. Thềm biển.
- D. Đê, đập.
Câu 8: Quá trình xâm thực, xói mòn ở nước ta diễn ra mạnh mẽ do
- A. quá trình hình thành lâu, lượng mưa lớn.
- B. đá dễ phong hóa, tác động từ con người.
- C. bề mặt đệm yếu, tác động của nội lực.
-
D. lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
Câu 9: Than phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
-
A. Đông Bắc.
- B. Đông Nam Bộ.
- C. Tây Bắc.
- D. Tây Nguyên.
Câu 10: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào dưới đây?
-
A. Hàng không và đường biển.
- B. Đường ô tô và đường biển.
- C. Đường ô tô và đường sắt.
- D. Đường biển và đường sắt.
Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc?
- A. Là vùng đồi núi thấp, độ cao phổ biến dưới 1000m.
- B. Địa hình cao nhất nước ta, các cao nguyên hiểm trở.
-
C. Ít núi trên 2000m, có nhiều nhánh núi đâm ra biển.
- D. Chủ yếu là núi, cao nguyên và có hướng vòng cung.
Câu 12: Nước ta hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn là do
-
A. nằm trong vùng nội chí tuyến.
- B. chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- C. tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
- D. thiên nhiên nước ta phân hóa.
Câu 13: Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn là do
-
A. phù sa sông và biển hình thành.
- B. phù sa biển và địa hình ven biển.
- C. vật liệu bồi đắp đồng bằng rất ít.
- D. nhiều dãy núi lan sát với bờ biển.
Câu 14: Tính đến năm 2022, nước ta có bao nhiêu tỉnh/thành phố tiếp giáp với Biển Đông?
- A. 27.
-
B. 28.
- C. 26.
- D. 29.
Câu 15: “Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nào của nước ta?
- A. Tây Bắc.
- B. Đông Bắc.
- C. Trường Sơn Bắc.
-
D. Trường Sơn Nam.
Câu 16: Tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ do địa hình nước ta chủ yếu là
- A. đồi núi cao.
-
B. đồi núi thấp.
- C. đồng bằng.
- D. cao nguyên.
Câu 17: Địa điểm nào sau đây ở vùng núi có điều kiện phát triển mạnh du lịch?
-
A. Tam Đảo.
- B. Côn Đảo.
- C. Kon Tum.
- D. Mỹ Khê.
Câu 18: Một số khoáng sản nước ta
- A. khả năng tự phục hồi.
- B. không bị hao kiệt nhiều.
- C. có trữ lượng rất lớn.
-
D. bị khai thác quá mức.
Câu 19: Ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi không phổ biến loại rừng nào sau đây?
- A. Rừng cận nhiệt lá rộng.
- B. Rừng lá kim.
-
C. Rừng nhiệt đới gió mùa.
- D. Rừng hỗn giao.
Câu 20: Ở vùng đồi núi nước ta có địa hình chia cắt phức tạp nên gây khó khăn cho
-
A. giao thông vận tải.
- B. tài chính ngân hàng.
- C. cải tạo môi trường.
- D. phát triển thủy điện.