NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
- A. Chữ Chăm cổ.
- B. Chữ Khơ-me cổ.
- C. Chữ Miến cổ.
-
D. Chữ Nôm.
Câu 2: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Thờ cúng tổ tiên.
- B. Thờ các vị thần tự nhiên.
- C. Tín ngưỡng phồn thực.
-
D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Câu 3: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
- A. Sông Cả.
- B. Sông Mã.
- C. Sông Hồng.
-
D. Sông Lam.
Câu 4: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
-
A. Chữ Chăm cổ.
- B. Chữ Hán.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ giáp cốt.
Câu 5: Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
- A. Sông Mê Công.
- B. Sông Hồng.
-
C. Sông Nin.
- D. Sông Mê Nam.
Câu 6: Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính, đó là
- A. Hán và Mông Cổ.
- B. Miến và Khơ-me.
- C. Mông - Dao và Nam Á.
-
D. In-đô-nê-diên và Nam Á.
Câu 7: Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
-
B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
- C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
- D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.
Câu 8: Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
- A. Hin-đu giáo.
-
B. Phật giáo.
- C. Nho giáo.
- D. Hồi giáo.
Câu 9: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?
-
A. Từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
- B. Từ thời Bắc thuộc.
- C. Từ thời Lý - Trần - Hồ.
- D. Từ thời Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Câu 10: Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là
-
A. gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.
- B. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.
- C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.
- D. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục.
Câu 11: Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?
- A. Sơn Tinh - Thủy Tinh.
- B. Mị Châu - Trọng Thủy.
-
C. Con Rồng cháu Tiên.
- D. Thánh Gióng.
Câu 12: Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
- A. Ma-lai-xi-a.
- B. Phi-líp-pin.
- C. Xin-ga-po.
-
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 13: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ thiên niên kỉ II TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên.
-
B. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
- C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV.
- D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
-
A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
- C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
- D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.
Câu 15: Tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào sau đây?
-
A. Ngữ hệ H’Mông - Dao.
- B. Ngữ hệ Nam Á.
- C. Ngữ hệ Hán - Tạng.
- D. Ngữ hệ Thái - Ka-đai.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?
- A. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
- B. Mang lại sự tiện nghi cho con người.
-
C. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.
- D. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
Câu 17: Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
- B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
-
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
- D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
Câu 18: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
-
A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- B. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
- C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
- D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?
- A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
- B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
-
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
- D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.
Câu 20: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là
- A. dân tộc Tày.
- B. dân tộc Thái.
- C. dân tộc Mường.
-
D. dân tộc Kinh.
Câu 21: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là
-
A. Dừa và Cau.
- B. Hổ và Gấu.
- C. Cam và Quýt.
- D. Voi và Gấu.
Câu 22: Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là
- A. Phố Hiến.
- B. Hội An.
- C. Thanh Hà.
-
D. Thăng Long.
Câu 23: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
-
A. Quân chủ chuyên chế.
- B. Quân chủ lập hiến.
- C. Dân chủ chủ nô.
- D. Dân chủ đại nghị.
Câu 24: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
-
A. Là nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.
- B. Là nền tảng để tiến hành liên minh với các dân tộc láng giềng.
- C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
- D. Là cơ sở để mở rộng giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.
Câu 25: Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là
- A. tạo nên sự phong phú về văn hóa giữa các vùng miền đất nước.
-
B. tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa.
- C. thống nhất đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- D. tạo điều kiện mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
Câu 26: Tổ chức nào sau đây có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
- A. Đảng Lao động Việt Nam.
- B. Hội Văn hóa cứu quốc.
-
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- D. Hội Phản đế đồng minh.
Câu 27: Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
- A. Lý.
- B. Trần.
-
C. Lê sơ.
- D. Nguyễn.
Câu 28: Bữa ăn truyền thống của người Kinh bao gồm
- A. thịt, cá, rau.
-
B. cơm, rau, cá.
- C. cơm, thịt, hải sản.
- D. ngô, khoai, sắn.
Câu 29: Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của
- A. động cơ điện.
-
B. máy tính.
- C. máy hơi nước.
- D. ô tô.
Câu 30: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Đông Nam Á?
-
A. Tín ngưỡng thờ Phật.
- B. Tín ngưỡng phồn thực.
- C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.
Câu 31: Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?
- A. Chế độ phụ hệ.
-
B. Chế độ mẫu hệ.
- C. Chế độ vua - tôi.
- D. Chế độ quan - dân.
Câu 32: Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?
- A. Thái Lan.
- B. Lào.
-
C. Cam-pu-chia.
- D. Việt Nam.
Câu 33: Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của những quốc gia nào?
- A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
-
B. Ấn Độ và Trung Quốc.
- C. A-rập và Ấn Độ.
- D. Hy Lạp và La Mã.
Câu 34: Từ cuối thế kỉ XVIII, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?
- A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn.
- B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.
- C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực.
-
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 35: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?
- A. Phật giáo.
- B. Đạo giáo.
-
C. Nho giáo.
- D. Công giáo.
Câu 36: Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành mấy nhóm?
-
A. Hai nhóm.
- B. Ba nhóm.
- C. Bốn nhóm.
- D. Năm nhóm.
Câu 37: Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- A. 50 dân tộc.
- B. 52 dân tộc.
-
C. 54 dân tộc.
- D. 56 dân tộc.
Câu 38: Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu ngữ hệ?
- A. Ba.
- B. Bốn.
-
C. Năm.
- D. Sáu.
Câu 39: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?
-
A. Nhà Lý.
- B. Nhà Trần.
- C. Nhà Lê sơ.
- D. Nhà Nguyễn.
Câu 40: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
- A. Chữ Phạn.
-
B. Chữ Nôm.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ Quốc ngữ.