Câu 1: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
- C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
- D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
Câu 2: Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?
- A. Bà-la-môn giáo.
-
B. Nho giáo.
- C. Hồi giáo.
- D. Ki-tô giáo.
Câu 3: Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa?
- A. Cam-pu-chia.
- B. Thái Lan.
- C. In-đô-nê-xi-a.
-
D. Việt Nam.
Câu 4: Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?
- A. Buôn bán đường bộ.
-
B. Buôn bán đường biển.
- C. Truyền bá tôn giáo.
- D. Chiến tranh xâm lược.
Câu 5: Những tôn giáo lớn nào sau đây của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên?
- A. Hồi giáo, Phật giáo.
- B. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo.
- C. Nho giáo, Đạo giáo.
-
D. Phật giáo, Hin-đu giáo.
Câu 6: Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
- A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
- B. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
-
C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
- D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
Câu 7: Tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là
-
A. làng.
- B. quốc gia.
- C. tỉnh.
- D. huyện.
Câu 8: Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
- B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
-
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
- D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
Câu 9: Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
- A. Sông Mê Công.
- B. Sông Chao Phray-a.
- C. Sông I-ra-oa-đi.
-
D. Sông Hoàng Hà.
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á?
- A. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.
- B. Là đường giao thương với bên ngoài.
- C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.
-
D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
Câu 11: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn minh bản địa được hình thành ở khu vực Đông Nam Á là
-
A. văn minh nông nghiệp lúa nước.
- B. văn minh thương nghiệp đường biển.
- C. văn minh thương nghiệp đường bộ.
- D. văn minh thủ công nghiệp đúc đồng.
Câu 12: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp biển?
- A. Cam-pu-chia.
- B. Thái Lan.
- C. Mi-an-ma.
-
D. Lào.
Câu 13: Đa số các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nào?
- A. Ôn đới gió mùa.
- B. Hàn đới.
-
C. Nhiệt đới gió mùa.
- D. Cận nhiệt đới.
Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
-
A. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- B. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
- C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
- D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
Câu 15: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?
- A. 10 quốc gia.
-
B. 11 quốc gia.
- C. 12 quốc gia.
- D. 13 quốc gia.
Câu 16: Các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X lấy nhân tố nào làm nòng cốt?
-
A. một bộ tộc đông và phát triển nhất.
- B. một liên minh các bộ lạc.
- C. một liên minh các thị tộc.
- D. một bộ tộc hiếu chiến nhất.
Câu 17: Thế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á bị xáo trộn bởi
- A. Sự thành lập một loạt vương quốc mới trên cơ sở sáp nhập của các quốc gia cổ
-
B. Làn sóng xâm lăng của quân Nguyên
- C. Làn sóng di cư của một bộ phận người Thái từ phương Bắc xuống
- D. Ảnh hưởng của các thương nhân và văn hóa Hồi giáo từ Ấn Độ
Câu 18: Những sản vật của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được các thương nhân trên thế giới rất ưa chuộng là
- A. Lúa gạo, cá, hoa quả, sản phẩm thủ công.
- B. Cá, các loại hoa quả, máy móc thiết bị kĩ thuật.
- C. Sản phẩm thủ công như vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí.
-
D. Những sản vật thiên nhiên như các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, cánh kiến.
Câu 19: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?
-
A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển, tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc.
- B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện giúp tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống con người.
- C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa, đặc biệt là nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 20: Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là
-
A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp.
- C. Thủ công nghiệp.
- D. Thương nghiệp.