Câu 1: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?
-
A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời
- B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân
- C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây
- D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực
Câu 2: Nhân tố nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á thời kì phong kiến?
- A. Sự phát triển của các ngành kinh tế.
- B. Tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn.
- C. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.
-
D. Sự chinh phục các bộ lạc của tộc người Hán.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII?
- A. Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít.
- B. Người Thái di cư từ thượng nguồn sông Mê Kông xuống phía nam lập ra Su-khô-thay (Thái Lan).
- C. Sự hình thành quốc gia Đại Việt, Champa, Pagan (Mianma) ở lưu vực sông I-ra-oa-đi.
-
D. Sự hình thành Vương quốc Cham-pa ở Trung Bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Kông.
Câu 4: Nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á có nét nổi bật là
- A. Nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á có nét nổi bật là
- B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
- C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
- D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
- A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp
- B. Hình thành tương đối sớm
- C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau
-
D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống
Câu 6: Kết nối dữ liệu ở cột bên trái với tên quốc gia ở cột bên phải cho phù hợp:
-
A. 1 – b, 2 – a, 3 – c.
- B. 1 – c, 2 – b, 3 – a
- C. 1 – a, 2 – b, 3 – c
- D. 1 – c, 2 – a, 3 – b
Câu 7: Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là
- A. Âu Lạc, Champa, Phù Nam.
- B. Champa, Phù Nam, Pa-gan.
- C. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.
- D. Âu Lạc, Phù Nam, Pa-gan.
Câu 8: Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình bản địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là
- A. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam).
-
B. trống đồng Đông Sơn (Việt Nam).
- C. chùa Phật Ngọc (Thái Lan).
- D. Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).
Câu 9: Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của những tôn giáo nào?
-
A. Phật giáo và Hin-đu giáo.
- B. Hồi giáo và Công giáo.
- C. Nho giáo và Phật giáo.
- D. Hin-đu giáo và Công giáo.
Câu 10: Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
- A. Ma-lai-xi-a.
- B. Phi-líp-pin.
- C. Xin-ga-po.
-
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 11: Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
- A. Hin-đu giáo.
-
B. Phật giáo.
- C. Nho giáo.
- D. Hồi giáo.
Câu 12: Nhân tố nào là nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định, dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc Đông Nam Á?
-
A. Phong trào khởi nghĩa của nông dân
- B. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây
- C. Sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á
- D. Sự nổi dậy của cát cứ, địa phương ở từng nước
Câu 13: Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?
- A. Thái Lan.
- B. Lào.
-
C. Cam-pu-chia.
- D. Việt Nam.
Câu 14: Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng nhằm
-
A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình.
- B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.
- C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.
- D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.
Câu 15: Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của những quốc gia nào?
- A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
-
B. Ấn Độ và Trung Quốc.
- C. A-rập và Ấn Độ.
- D. Hy Lạp và La Mã.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
- B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
- C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
-
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Câu 17: Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người nước nào?
- A. Bồ Đào Nha.
- B. Anh.
-
C. Tây Ban Nha.
- D. Hà Lan.
Câu 18: Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
- A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.
-
B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.
- C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.
- D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.
Câu 19: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái trong thời gian nào?
- A. nửa sau thế kỉ XVII.
-
B. nửa sau thế kỉ XVIII.
- C. nửa đầu thế kỉ XVII.
- D. nửa đầu thế kỉ XVIII.
Câu 20: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển trong khoảng thời gian nào?
-
A. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
- B. Từ nửa đầu thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVIII.
- C. Từ giữa thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX.
- D. Từ giữa thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII.