Trắc nghiệm địa lí 7 bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các nước Nam Mĩ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?

  • A. Cà phê.
  • B. Bông.
  • C. Mía.
  • D. Lương thực.

Câu 2: Khối thị trường chung ở Nam Mĩ có tên gọi là gì?

  • A. 
    Méc-cô-xua
  • B. AFFTA
  • C.ASEAN
  • D.EU

Câu 3: Nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Nam Mỹ chậm phát triển là:

  • A. Bất ổn chính trị             
  • B. Nghèo tài nguyên
  • C. Nợ nước ngoài              
  • D. Chiến tranh.

Câu 4: Ngành công nghiệp chủ yếu của các nước trong vùng Ca-ri-bê là:

  • A. Khai khoáng            
  • B. Dệt
  • C. Chế biến thực phẩm và sơ chế nông sản
  • D. Khai thác dầu mỏ

Câu 5: Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Khu vực nào có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển?

  •    A. Các nước công nghiệp mới (Bra-xin, Ac-hen-ti-na).
  •    B. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ.
  •    C. Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê.
  •    D. Cả ba khu vực đều phát triển.

Câu 6: Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tế đã tác động như thế nào tới môi trường của khu vực và thế giới?

  •    A. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới.
  •    B. Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường toàn cầu mà chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Nam Mĩ.
  •    C. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn. Nếu khai thác có kế hoạch thì không ảnh hưởng gì tới môi trường.
  •    D. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang không chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn.

Câu 7: Khối thị trường chung Mec-cô-xua thành lập năm nào?

  •    A. Năm 1990.
  •    B. Năm 1991.
  •    C. Năm 1995.
  •    D. Năm 2000.

Câu 8: Nền kinh tế của các nước công nghiệp mới ở Trung và Nam Mĩ có những khó khăn gì trong phát triển kinh tế?

  • A. Thiếu vốn đầu tư                          
  • B. Thiếu nguồn nguyên liệu
  • C. Nợ nước ngoài nhiều                   
  • D. Tất cả đều đúng

 

Câu 9: Trong các nước dưới đây, nước nào không phải là thành viên của Mec-cô-xua:

  •    A. Bra-xin.
  •    B. Ac-hen-ti-na.
  •    C. Vê-nê-xu-ê-la.
  •    D. Pa-ra-goay.

Câu 10: Mec-cô-xua gồm bốn nước thành lập là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay. Ngoài ra còn có các nước thành viên mới gia nhập là:

  •    A. Chi-lê, Bô-li-vi.
  •    B. Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê.
  •    C. Age-ti-na, Bô-li-vi.
  •    D. Pa-na-ma, Chi-lê.

Câu 11: Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành:

  •    A. Công nghiệp cơ khí chế tạo.
  •    B. Công nghiệp lọc dầu.
  •    C. Công nghiệp khai khoáng.
  •    D. Công nghiệp thực phẩm.

Câu 12: Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ là:

  •    A. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê.
  •    B. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
  •    C. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma.
  •    D. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.

Câu 13: Vấn đề đáng lo ngại nhất ở Trung Và Nam Mỹ hiện nay là:

 

  • A. Nghèo đói          
  • B. Ô nhiễm môi trường      
  • C. Rừng bị thu hẹp       
  • D. Xung đột.

Câu 14: Ở vùng biển Ca-ri-bê, các ngành công nghiệp chủ yếu là:

  •    A. Sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.
  •    B. Khai khoáng và công nghiệp chế biến.
  •    C. Công nghiệp chế biến, luyện kim màu.
  •    D. Công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản.

Câu 15: Mục đích chính thành lập khối thị trường chung Mec-cô-xua là:

  •    A. Cạnh tranh với các nước Bắc Mĩ.
  •    B. Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
  •    C. Cạnh tranh thị trường với các nước châu ÂU.
  •    D. Tạo thị trường rộng lớn giữa các nước thành viên.

Câu 16: Ngành công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu của các nước trong khu vực An-đet và eo đất Trung Mĩ:

  • A.Chế tạo cơ khí, hóa chất              
  • B. Lọc dầu
  • C. Khai khoáng                                
  • D. Chế biến thực phẩm 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7 

HỌC KỲ

PHẦN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

PHẦN 2: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ

CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯƠNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TÉ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

PHẦN 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

CHƯƠNG 6: CHÂU PHI

CHƯƠNG 7: CHÂU MĨ

CHƯƠNG 8: CHÂU NAM CỰC

CHƯƠNG 9: CHÂU ĐẠI DƯƠNG

CHƯƠNG 10: CHÂU ÂU

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.