A. Kiến thức trọng tâm
3. Các môi trường tự nhiên
a. Môi trường ôn đới hải dương
- Phân bố: các nước ven biển Tây Âu
- Nhiệt độ trên 0°C, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
- Mưa quanh năm khoảng 800 -1000mm/năm
- Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng
- Thực vật chủ yếu là rừng lá rộng phát triển.
b. Môi trường ôn đới lục địa
- Phân bố ở khu vực Đông Âu
- Có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi.
- Mưa chủ yếu vào mùa hạ
- Sông nhiều nước vào mùa xuân-hạ, mùa đông đóng băng.
- Thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam. Rừng (lá kim) và thảo nguyên chiếm ưu thế.
c. Môi trường Địa Trung Hải
- Phân bố các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải
- Mùa hạ nóng, mùa mưa không lạnh lắm
- Mưa chủ yếu vào mùa thu – đông
- Sông nhắn và dốc, nhiều nước vào mùa thu – đông, mùa hạ ít nước.
- Thực vật chủ yếu là rùng thưa, cây bụi lá cứng xanh quanh năm.
d. Môi trường núi cao
- Phân bố miền núi trẻ phía Nam
- Nhiệt độ thay đổi theo độ cao
- Mưa nhiều ở các sườn đón gió phía Tây
- Thực vật có nhiều vành đai khác nhau, thay đổi theo độ cao.
B. Bài tập & Lời giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 156 sgk Địa lí 7
Quan sát hình 52.1, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương.
Xem lời giải
Trang 156 sgk Địa lí 7
Quan sát hình 52.2, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa.
Xem lời giải
Trang 158 sgk Địa lí 7
Quan sát hình 52.4, cho biết trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật? Mỗi đai bắt đầu và kết thúc ở độ cao nào?
Xem lời giải
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 158 sgk Địa lí 7
So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 158 sgk Địa lí 7
Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang đông?