A. Kiến thức trọng tâm
1. Vị trí địa lí, địa hình
– Châu Đại Dương gồm:
- Lục đại Ôxtrâylia
- 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-đi-len (Đảo lục đại), Mi-cro –ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).
– Địa hình:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
- Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
– Châu Đại Dương thời gian gần đây được gộp từ 2 Châu: Châu Đại Dương và Châu Úc.
2. Khí hậu, thực vật và động vật
– Khí hậu:
- Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
– Thực, động vật:
- Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển do nhận được lượng nhiệt, ẩm lớn.
- Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn …
B. Bài tập & Lời giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 145 sgk Địa lí 7
Dựa vào hình 48.1, hãy:
- Xác định vị trí lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo lớn của châu Đại Dương.
- Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương.
Xem lời giải
Trang 145 sgk Địa lí 7
Dựa vào hình 48.2, cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương.
Xem lời giải
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 146 sgk Địa lí 7
Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 146 sgk Địa lí 7
Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương?