Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là:

  •    A. Khối thị trường chung châu Âu.
  •    B. Cộng đồng châu Âu.
  •    C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
  •    D. Liên minh châu Âu.

Câu 2: Liên Minh Châu Âu khi thành lập  mục đích đầu tiên là liên minh:

  • A. Kinh tế               
  • B. Quân sự             
  • C. Văn hóa             
  • D. Thể thao.

Câu 3: Sự biểu hiện toàn diện của Liên Minh Châu Âu ở chỗ:

  • A. Có biên giới chung                  
  • B. Có cùng quốc tịch
  • C. Đồng tiền chung                     
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Năm 1958, Liên minh Châu Âu có bao nhiêu nước thành viên

  • A. 5           
  • B. 6            
  • C. 7            
  • D. 8

Câu 5: Tính đến năm 2004, Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước?

  •    A. 20 nước.
  •    B. 24 nước.
  •    C. 27 nước.
  •    D. 30 nước.

Câu 6: Liên minh Châu Âu ra đời vào năm:

  • A. 1951.       
  • B.1957.
  • C. 1958.       
  • D. 1967.

Câu 7: Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm:

  • A. 1957.       
  • B. 1958.
  • C. 1967.       
  • D. 1993.

Câu 8: Khu vực kinh tế dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là:

  •    A. APEC.
  •    B. NAFTA.
  •    C. EU.
  •    D. ASEAN.

Câu 9: Khu vực Đông Âu chủ yếu nằm trong đới khí hậu

  • A. Ôn đới hải dương
  • B. Ôn đới lục địa
  • C. Địa Trung Hải
  • C. Cận nhiệt đới lục địa

Câu 10: Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu là:

  •    A. Núi.
  •    B. Đồi.
  •    C. Đồng bằng.
  •    D. Cao nguyên, sơn nguyên.

Câu 11: Đông Âu có khí hậu:

  •    A. Ôn đới lục địa.
  •    B. Ôn đới hải dương.
  •    C. Địa trung hải.
  •    D. Cận nhiệt đới.

Câu 12: Đặc điểm nào không đúng về sông ngòi ở Đông Âu có đặc điểm chung là:

  • A. Sông ngòi có mạng lưới dày đặc.
  • B. Sông thường đóng băng về mùa đông.
  • C. Các sông có nhiều giá trị vê giao thông
  • D. Sông ngắn, nhỏ, dốc

Câu 13: Trong số các con sông của khu vực Đông Âu, con sông nào chảy biển Ca-xpi?

  •    A. Sông Đni-ep.
  •    B. Sông Đôn.
  •    C. Sông Von-ga.
  •    D. Sông U-ran.

Câu 14: Con sông nào dài nhất châu Âu?

  •    A. Sông Đni-ep.
  •    B. Sông Đôn.
  •    C. Sông Von-ga.
  •    D. Sông U-ran.

Câu 15: Hồ La-đô-ga lớn nhất châu Âu nằm ở quốc gia nào?

  •    A. Bê-la-rút.
  •    B. U-crai-na.
  •    C. LB Nga.
  •    D. Phần Lan.

Câu 16: Thảo nguyên Đông Âu có một loại đất tốt nổi tiếng, rất thích hợp trồng cây lương thực, đó là loại đất nào?

  •    A. Đất đỏ ba dan.
  •    B. Đất phù sa.
  •    C. Đất pốt đôn.
  •    D. Đất đen.

Câu 17: Nam Âu nằm ven bờ Địa Trung Hải, gồm 3 bán đảo lớn là:

  •    A. I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
  •    B. I-bê-rích, Ai-xơ-len, Ban-căng.
  •    C. I-bê-rích, I-ta-li-a, Ai-xơ-len.
  •    D. I-bê-rích, I-ta-li-a, Xô-ma-li.

Câu 18: Địa hình khu vực Nam Âu chủ yếu là:

  • A. Núi và đồng bằng                        
  • B. Núi và cao nguyên
  • C. Núi, đồng bằng và cao nguyên      
  • D. Sơn nguyên và đồng bằng ven biển

Câu 19: Khu vực Nam Âu nằm trên một vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất, hay xảy ra:

  •    A. Bão tuyết và lũ lụt.
  •    B. Động đất và núi lửa.
  •    C. Động đất và bão tuyết.
  •    D. Bão tuyết và núi lửa.

Câu 20: Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản:

  •    A. Phong phú và đa dạng.
  •    B. Nghèo nàn nhất châu Âu.
  •    C. Phân bố tập trung nhất.
  •    D. Đa dạng nhưng chất lượng kém.

Câu 21: Khu vực Nam Âu có khoảng 20% lao động làm việc trong nông nghiệp:

  •    A. Sản xuất theo quy mô rất lớn.
  •    B. Sản xuất theo quy mô lớn.
  •    C. Sản xuất theo quy mô nhỏ.
  •    D. Sản xuất theo quy vừa và nhỏ.

Câu 22: Nguồn thu ngoại tệ chính của nhiều nước Nam Âu là từ:

  •    A. Hoạt động nông nghiệp.
  •    B. Hoạt động công nghiệp.
  •    C. Hoạt động thương mại.
  •    D. Hoạt động du lịch.

Câu 23: Chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới của Phéc-nan-đô Ma- gien-lăng xuất phát từ nước nào?

  •    A. Tây Ban Nha.
  •    B. Bồ Đào Nha.
  •    C. I-ta-li-a.
  •    D. Vương Quốc Anh.

Câu 24: Tháp nghiêng Pi-da là công trình kiến trúc độc đáo của nước nào?

  • A. Pháp     
  • B. Hy Lạp  
  • C. Italia      
  • D. Bồ Đào Nha

Câu 25: Tên dãy núi trẻ ở Tây và Trung Âu có đỉnh cao trên 3000m, có tuyết và băng hà bao phủ:

  •  A. Dãy Cac-pat             
  • B. Dãy An-pơ
  • C. Dãy An-đet
  • D. Dãy Cooc-đi-e

Câu 26: Khu vực Tây và Trung Âu nằm trong đới khí hậu nào?

  •    A. Đới lạnh.
  •    B. Đới ôn hoà.
  •    C. Đới nóng.
  •    D. Cận cực.

Câu 27: Dãy núi An Pơ và Các Pat thuộc dạng địa hình nào của Tây Trung Âu?

  •    A. Miền đồng bằng phía bắc.
  •    B. Miền núi già ở giữa.
  •    C. Miền núi trẻ ở phía nam.
  •    D. Miền núi trẻ ở giữa.

Câu 28: Đất nước nào có thu nhập cao nhất Tây và Trung Âu là:

  • A. Pháp                  
  • B. Đức         
  • C. Ba Lan               
  • D. Cộng Hòa Séc.

Câu 29: Đất nước nào nổi tiếng với đồng hồ BigBen?

  •    A. Nước Pháp.
  •    B. Nước Anh.
  •    C. Nước Tây Ban Nha.
  •    D. Nước Italia.

Câu 30: Quốc gia nào phần lớn diện tích có độ cao thấp hơn mực nước biển

  • A. Ba lan             
  • B. Đức                 
  • C. Hà Lan            
  • D. Pháp

Câu 31: Rôt-tec-đam là một hải cảng lớn của thế giới nằm ở nước nào?

  •    A. Nước Đức.
  •    B. Nước Pháp.
  •    C. Nước Anh.
  •    D. Nước Hà Lan.

Câu 32: Đảo lớn nhất châu Âu nằm ở nước nào?

  •    A. Nước Đức.
  •    B. Nước Pháp.
  •    C. Nước Anh.
  •    D. Nước Hà Lan.

Câu 33: Khu vực Bắc Âu chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?

  • A. Ôn đới lục địa, lạnh           
  • B. Ôn đới hải dương
  • C. Hàn đới                              
  • D. Cận nhiệt đới khô

Câu 34: Bắc Âu gồm bao nhiêu quốc gia?

  • A. 3   
  • B. 4
  • C. 5   
  • D. 6

Câu 35: Dạng địa hình phổ biến ở khu vực Bắc Âu:

  • A. Địa hình băng hà cổ           
  • B. Địa hình núi già
  • C. Đia hình núi trẻ            
  • D. Chủ yếu đồng bằng khá bằng phẳng

Câu 36: Nước nào không thuộc khu vực Bắc Âu?

  •    A. Ai-xơ-len.
  •    B. Na Uy.
  •    C. Thuỵ Điển.
  •    D. Đan Mạch.

Câu 37: Nước nào không nằm trên bán đảo Xcăng-đi-na-vi?

  •    A. Na Uy.
  •    B. Thuỵ Điển.
  •    C. Phần Lan.
  •    D. Ai-xơ-len.

Câu 38: Nước có nhiều núi lửa và suối nước nóng là:

  •    A. Na Uy.
  •    B. Thụy Điển.
  •    C. Phần Lan.
  •    D. Ai-xơ-len.

Câu 39: Nước có nhiều hồ - đầm:

  •    A. Na Uy.
  •    B. Thụy Điển.
  •    C. Phần Lan.
  •    D. Ai-xơ-len.

Câu 40: Nước có nhiều dạng địa hình fio nổi tiếng:

  • A. Na Uy.
  • B. Thụy Điển.
  • C. Phần Lan.
  • D. Ai-xơ-len.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7 

HỌC KỲ

PHẦN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

PHẦN 2: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ

CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯƠNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TÉ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

PHẦN 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

CHƯƠNG 6: CHÂU PHI

CHƯƠNG 7: CHÂU MĨ

CHƯƠNG 8: CHÂU NAM CỰC

CHƯƠNG 9: CHÂU ĐẠI DƯƠNG

CHƯƠNG 10: CHÂU ÂU

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.