Trắc nghiệm địa lí 7 bài 3: Quần cư. Đô thị hóa

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 bài 3: Quần cư. Đô thị hóa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống chủ yếu:

  • A. Thôn xóm, làng mạc
  • B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
  • C. Dân cư không tập trung với mật độ cao như thành thị
  • D. Các phương án trên đều đúng

Câu 2: Dân cư thế giới có mấy loại hình quần cư chính?

  • A. Hai loại hình       
  • B. Ba loại hình          
  • C. Bốn loại hình            
  • D. Năm loại hình.

Câu 3: Hoạt động kinh tế nào không đúng của quần cư đô thị:

  • A. Sản xuất công nghiệp
  • B. Phát triển dịch vụ
  • C. Sản xuất nôngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp
  • D. Thương mai, du lịch

Câu 4: Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư nông thôn?

  • A. Thôn xóm                                      
  • B. Làng bản
  • C. Thị xã                                   
  • D. Xã.

Câu 5: Siêu đô thị là đô thị có tổng số dân trên:

  • A. 5 triệu người      
  • B. 8 triệu người         
  • C. 10 triệu người        
  • D. 15 triệu người.

Câu 6: Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với:

  •    A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
  •    B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
  •    C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước.
  •    D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Câu 7: Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?

  •    A. Công nghiệp và dịch vụ.
  •    B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.
  •    C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.
  •    D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.

Câu 8: Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thời kì nào?

  •    A. Thời Cổ đại.
  •    B. Thế kỉ XIX.
  •    C. Thế kỉ XX.
  •    D. Thế kỉ XV.

Câu 9: Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là:

  •    A. châu Âu.
  •    B. châu Á.
  •    C. châu Mĩ.
  •    D. châu Phi.

Câu 10:  Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư đô thị?

  • A. Tổ dân phố                
  • B. Quận                
  • C. Thị trấn                      
  • D. Huyện.

Câu 11: Hậu quả nào sau đây không đúng với tình trạng đô thị hóa tự phát

  • A.Ô nhiễm môi trường             
  • B. Thất nghiệp
  • C. Thiếu nhà ở, ách tắc giao thông         
  • D. Ngành công nghiệp kém phát triển

Câu 12:  Đâu không phải là siêu đô thị thuộc châu Á?

  •    A. Cai-rô.
  •    B. Thiên Tân.
  •    C. Mum-bai.
  •    D. Tô-ki-ô.

Câu 13: Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là:

  •    A. Niu-I-oóc và Bắc Kinh.
  •    B. Niu-I-oóc và Luân Đôn.
  •    C. Luân Đôn và Thượng Hải.
  •    D. Pa-ri và Tô-ki-ô.

Câu 14:  Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước nào sau đây?

  •    A. các nước phát triển.
  •    B. các nước kém phát triển.
  •    C. các nước đang phát triển.
  •    D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Câu 15: Đâu không phải là đặc điểm của quần cư thành thị?

  •    A. Phố biến lối sống thành thị.
  •    B. Mật độ dân số cao.
  •    C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ du lịch.
  •    D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Câu 16: Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới?

  •    A. Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.
  •    B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
  •    C. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
  •    D. Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.

Câu 17: Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?

  •    A. Ô nhiễm môi trường.
  •    B. Ách tắc giao thông đô thị.
  •    C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
  •    D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7 

HỌC KỲ

PHẦN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

PHẦN 2: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ

CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯƠNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TÉ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

PHẦN 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

CHƯƠNG 6: CHÂU PHI

CHƯƠNG 7: CHÂU MĨ

CHƯƠNG 8: CHÂU NAM CỰC

CHƯƠNG 9: CHÂU ĐẠI DƯƠNG

CHƯƠNG 10: CHÂU ÂU

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.