ÔN TẬP CHƯƠNG 6: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
Câu 1: Đây là mô hình gì?
-
A. Mô hình chăn nuôi tiết kiệm nước trong chăn nuôi lợn
- B. Mô hình khử khuẩn chuồng nuôi lợn dùng ống thoát
- C. Mô hình dọn phân tự động cho chuồng lợn
- D. Mô hình chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao
Câu 2: Ý nào sao đây không đúng khi nói đến tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?
- A. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh
- B. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm đất và không khí.
-
C. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi giúp vật nuôi sinh trưởng nhanh hơn
- D. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi làm giảm các chi phí phòng, trị bệnh.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về biện pháp sử dụng đệm lót sinh học?
- A. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học
- B. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đệm lót sinh học giúp phân huỷ chất thải của vật nuôi, giảm khí độc, khử mùi hôi đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi
-
C. Biện pháp tuy gia tăng công lao động và lượng nước thải nhưng có lợi thế là không cần tắm cho vật nuôi và cọ rửa chuồng nuôi
- D. Đệm lót sinh học cũng tạo môi trường thân thiện, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Chăn nuôi phát thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và gây biến đổi khí hậu toàn cầu
-
B. Hiện nay, có nhiều biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi như: công nghệ chống tia UV, bón phân chuồng, loại bỏ chế phẩm sinh học,... giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
- C. Chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.
- D. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là việc làm rất cần thiết.
Câu 5: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần phải kiểm soát tốt ba loại chất thải, đó là:
-
A. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí
- B. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải độc
- C. Chất thải khí, chất thải độc, chất thải hoá học
- D. Chất thải hoá học, chất thải vật lí, chất thải sinh học
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
- A. Lượng thức ăn thừa, xác vật nuôi, vật dụng chăm sóc,... là một yếu tố làm tăng lượng chất thải.
-
B. Người ta ước tính rằng chỉ có khoảng 90% lượng chất thải chăn nuôi được xử lí, phần còn lại được thải trực tiếp ra môi trường.
- C. Chăn nuôi là nguồn phát sinh chất thải rất lớn.
- D. Khối lượng chất thải của lợn nuôi ở trang trại thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 là 1.606 triệu tấn.
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Chăn nuôi tạo ra 65% tổng lượng N2O do hoạt động con người tạo nên
-
B. Chăn nuôi tạo ra 45% tổng lượng CO2 do hoạt động con người tạo nên
- C. Chăn nuôi tạo ra 64% tổng lượng CH3 do hoạt động con người tạo nên
- D. Chăn nuôi tạo ra 37% tổng lượng CH4 do hoạt động con người tạo nên
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về việc ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học?
- A. Phân sau khi ủ có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ khoáng,...
- B. Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, đồng thời các vi sinh vật trong chế phẩm còn giúp phòng một số bệnh do nấm, tuyến trùng, gây hại cho cây trồng
-
C. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lí chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ vi sinh là một phương pháp cổ xưa, mặc dù hiện nay ít dùng nhưng vẫn rất hiệu quả
- D. Chế phẩm sinh học sẽ giúp phân giải nhanh chất thải thành phân hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về khối lượng chất thải của vật nuôi thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 (loại hình chăn nuôi: hộ gia đình)?
- A. Lợn: 8.755 triệu tấn
-
B. Gia cầm: 56.68 triệu tấn
- C. bò: 6.025 triệu tấn
- D. trâu: 5.913 triệu tấn
Câu 10: Đâu không phải chất thải lỏng trong chăn nuôi?
- A. Nước tiểu
- B. Nước tắm
-
C. Nước ao
- D. Nước rửa chuồng
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về lợi ích của công nghệ biogas?
- A. Hệ thống biogas tạo ra một dạng khí giống khí gas tự nhiên, có thể dùng làm xăng xe.
- B. Phần lắng cặn được sử dụng làm phân bón.
- C. Nước thải sau xử lí có thể sử dụng cho ao nuôi cá hoặc tưới cây.
-
D. Sử dụng công nghệ biogas giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Chăn nuôi tạo ra 65% tổng lượng N2O do hoạt động con người tạo nên.
- B. Chăn nuôi tạo ra 37% tổng lượng CH4 do hoạt động con người tạo nên.
- C. Chăn nuôi tạo ra 64% tổng lượng CH3 do hoạt động con người tạo nên.
-
D. Chăn nuôi tạo ra 45% tổng lượng CO2 do hoạt động con người tạo nên.
Câu 13: Nhiệt độ của phương pháp ủ hỗn hợp là bao nhiêu?
- A. 100°C
- B. 65 – 70°C
-
C. 53°C
- D. 40,5°C
Câu 14: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần phải kiểm soát tốt ba loại chất thải, đó là:
-
A. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí
- B. Chất thải hoá học, chất thải vật lí, chất thải sinh học
- C. Chất thải khí, chất thải độc, chất thải hoá học
- D. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải độc
Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân?
-
A. Sử dụng máy ép tách phân dựa trên nguyên tắc “hấp thụ” để tách hầu hết các tạp chất nhỏ trong hỗn hợp của chất thải chăn nuôi thành những mùn có thể sử dụng lại.
- B. Phần bã sẽ được ủ thành phân hữu cơ hoặc sử dụng để nuôi động vật khác.
- C. Phần chất lỏng sẽ được đưa vào hầm biogas để xử lí tiếp.
- D. Công nghệ này là một trong những biện pháp quản lí chất thải hiệu quả đối với các trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp
Câu 16: Đây là mô hình biogas trong chăn nuôi:
Số (1) là gì?
- A. Các bể sinh học tuỳ hệ thống: bể lắng, bể hiếu khí, hồ sinh học
-
B. Bể chứa bùn
- C. Hầm biogas
- D. Biogas
Câu 17: Dùng chất thải chăn nuôi để nuôi một số động vật khác như giun quế, ấu trùng ruồi lính đen,... tạo ra:
- A. Nguồn chất xơ tốt
- B. Nguồn dưỡng chất dồi dào cho hệ thống vi sinh vật ở gần nơi xử lí chất thải
- C. Nguồn carbohydrate thô, góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái
-
D. Nguồn protein chất lượng cao làm thức ăn cho vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
Câu 18: Đâu không phải là một ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi?
- A. Ứng dụng công nghệ lên men giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi
- B. Sử dụng chế phẩm sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi
-
C. Ứng dụng công nghệ thuỷ phân chất thải trong xử lí nguồn nước
- D. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi để bảo vệ môi trường
Câu 19: Đâu không phải chất thải rắn trong chăn nuôi?
- A. Chất độn chuồng
- B. Phân
- C. Thức ăn thừa hoặc rơi vãi
-
D. Đất
Câu 20: Chăn nuôi phát thải tới bao nhiêu % tổng số khí nhà kính?
- A. 52%
- B. 35%
- C. 76%
-
D. 18%
Câu 21: Câu nào sau đây không đúng?
-
A. Vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae trong chất thải chăn nuôi có thể dễ dàng tác động đến con người và các loài vật khác ở nơi mà nó được thải ra
- B. Từ năm 2003 đến 2008, dịch cúm gia cầm (do virus H5N1 gây ra) đã lây truyền sang người và làm 100 trường hợp tử vong
- C. Các chất độc hại như NHẸ, H,S, kim loại nặng,... có trong chất thải chăn nuôi không được xử lí đúng kĩ thuật cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng
- D. Chất thải chăn nuôi có chứa các loại virus (H5N1, H1N1,...), vi khuẩn và kí sinh trùng có thể gây ra các dịch bệnh nguy hiểm cho con người
Câu 22: Công nghệ biogas có hạn chế gì?
- A. Chỉ có thể áp dụng được với chất thải dạng rắn
-
B. Cần diện tích lớn, đầu tư ban đầu cao
- C. Chỉ áp dụng được với chất thải của gia súc
- D. Cần phải được chính quyền cấp phép, cần có kiến thức chuyên môn cao
Câu 23: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là việc làm rất cần thiết
- B. Chăn nuôi phát thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và gây biến đổi khí hậu toàn cầu
- C. Chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi
-
D. Hiện nay, có nhiều biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi như: công nghệ chống tia UV, bón phân chuồng, loại bỏ chế phẩm sinh học,... giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Câu 24: Đâu không phải biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi?
- A. Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học
-
B. Ủ phân vô cơ
- C. Xử lí nhiệt
- D. Lọc khí thải
Câu 25: Khi sử dụng bể biogas, các vi khuẩn kị khí sẽ phân huỷ chất hữu cơ trong chất thải thành hỗn hợp khí sinh học, phần lắng cặn và nước thải. Hãy chỉ ra khí sinh học ở đây.
- A. Chủ yếu là CO2 (chiếm 60% - 70%) và các khí CH3, N2, H2
- B. Chủ yếu là CH3 (chiếm 60 – 70%) và các khí N2O, CO2, HCl,…
-
C. Chủ yếu là CH4 (chiếm 60 – 70%) và các khí CO2, N2, H2, CO,…
- D. Chủ yếu là CO2 (chiếm 40 – 50%) và các khí CH3, CH4, N2O,…