ÔN TẬP CHƯƠNG 4: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (PHẦN 1)
Câu 1: Mầm bệnh của bệnh tụ huyết trùng trâu bò là:
- A. Vi khuẩn Gram dương Peptidoglycan
- B. Vi khuẩn Gram âm Peptidoglycan
- C. Vi khuẩn Gram dương Pasteurella
-
D. Vi khuẩn Gram âm Pasteurella
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về virus cúm A/H5N1?
-
A. Virus này giống với virus cúm ở người, có thể dễ dàng lây truyền rộng khắp giữa người với người
- B. Virus H5N1 lần đầu tiên được phát hiện chính xác trong ngỗng nhà ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 1996
- C. Là một phân tuýp gây bệnh cao của virus cúm gia cầm loại A, có sẵn hemagglutinin tuýp 5 (H5) và neuraminidase tuýp 1 (N1)
- D. Virus cúm A(H5N1) có nguồn gốc từ gia cầm và chim hoang dã, có thể gây tử vong ở người và một số động vật khác
Câu 3: Đâu không phải một ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
-
A. Ứng dụng công nghệ acid sulfuric xúc tác trong loại bỏ virus có hại
- B. Ứng dụng công nghệ chẩn đoán di truyền trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi
- C. Ứng dụng công nghệ lên men liên tục trong sản xuất kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi
- D. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi
Câu 4: Những thập niên gần đây, có khoảng bao nhiêu % số bệnh mới nổi ở người là có liên quan đến động vật?
-
A. 75%
- B. 45%
- C. 92%
- D. 20%
Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là vai trò chính của vệ sinh trong chăn nuôi?
-
A. Tiết kiệm thức ăn chăn nuôi
- B. Nâng cao năng suất chăn nuôi
- C. Phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khoẻ vật nuôi
- D. Bảo vệ môi trường
Câu 6: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?
- A. Bệnh di truyền
- B. Bệnh ký sinh trùng
- C. Bệnh truyền nhiễm
-
D. Bệnh không truyền nhiễm
Câu 7: Đâu không phải biện pháp xử lí bệnh dịch tả lợn cổ điển?
-
A. Dùng thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn cổ điển
- B. Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp
- C. Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
- D. Cách ly triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về
Câu 8: Bệnh cúm gia cầm là:
- A. Một trong những bệnh ký sinh trùng nguy hiểm nhất ở gia cầm
-
B. Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm
- C. Một trong những bệnh ký sinh trùng ít nguy hiểm nhất ở gia cầm
- D. Một trong những bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm nhất ở gia cầm
Câu 9: Chẩn đoán di truyền là:
- A. Việc áp dụng công nghệ hoá - sinh để khống chế cách hoạt động của vi khuẩn và tế bào trên cơ thể nhằm xác định bệnh tật
- B. Việc áp dụng công nghệ gen để khống chế cách hoạt động của vi khuẩn và tế bào trên một mô nhằm xác định bệnh tật
-
C. Việc sử dụng các xét nghiệm dựa trên chỉ thị phân tử như nucleic acid (DNA, RNA), đoạn gen hay bộ gen hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh
- D. Việc sử dụng các xét nghiệm dựa trên chỉ thị nguyên tử như perchloric acid (PDA, HNA), đoạn gen hay bộ gen hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh
Câu 10: Bệnh dịch tả lợn cổ điển là:
-
A. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%
- B. Bệnh ký sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở mọi độ tuổi. Ký sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác
- C. Bệnh truyền nhiễm do virus nhóm A gây ra, tác động đến lợn ở nhiều góc độ, làm mất hệ miễn dịch và lây lan nhanh ra đồng loại
- D. Bệnh ký sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở tuổi trưởng thành. Ký sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác
Câu 11: Khi bị bệnh, vật nuôi thường có những biểu hiện phổ biến nào sau đây?
- A. Nhanh nhẹn, linh hoạt.
-
B. Bỏ ăn hoặc ăn ít.
- C. Nhanh lớn, đẻ nhiều.
- D. Thường xuyên đi lại.
Câu 12: Mầm bệnh của bệnh tụ huyết trùng trâu bò có đặc điểm gì?
-
A. Có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường đất ẩm ướt, nhiều chất hữu cơ và thiếu ánh sáng
- B. Có khả năng di chuyển với tốc độ rất cao, dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường
- C. Có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường khô thoáng, ít chất hữu cơ và nhiều ánh sáng
- D. Có khả năng di chuyển với tốc độ rất cao, khó bị tiêu diệt trong môi trường thông thường
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về các biện pháp phòng và trị bệnh cầu trùng gà?
-
A. Dùng nhiều loại thuốc đặc trị cầu trùng với liều lượng bằng 2 lần liều điều trị để phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y và nhà sản xuất
- B. Nên dùng loại thuốc đặc trị khác với loại đã dùng khi phòng bệnh để đảm bảo cho hiệu quả tốt hơn
- C. Áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Trong đơn thuốc thường có một loại thuốc đặc trị bệnh cầu trùng cho gia cầm kết hợp với các chất bổ trợ khác như glucose, vitamin,...
- D. Giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ. Đảm bảo chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp
Câu 14: Đâu không phải biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm đúng cách?
- A. Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín
-
B. Nuôi phối hợp nhiều loại gia cầm với nhau
- C. Dùng đồ bảo hộ lao động
- D. Không thả rông
Câu 15: Số lượng của phương pháp PCR như thế nào?
- A. Có vô vàn phương pháp PCR vì nó dựa trên cấu trúc của các đoạn gene
- B. Có 2 phương pháp PCR với ưu, nhược điểm đối lập nhau
-
C. Có nhiều phương pháp PCR khác nhau với phạm vi ứng dụng, ưu và nhược điểm khác nhau
- D. Chỉ có duy nhất một phương pháp PCR
Câu 16: Tuỳ thuộc vào tuổi gà, loài và số lượng cầu trùng, bệnh cầu trùng gà có 3 thể là:
- A. Rắn, lỏng, khí
- B. Cấp tính, mạn tính và ẩn tính
- C. Vô bội, đơn bội, đa bội
-
D. Khít, lỏng lẻo, tách rời nhau
Câu 17: Đâu là phương pháp bảo quản thức ăn thô?
- A. Bảo quản bằng phương pháp oxi hóa - khử
- B. Bảo quản bằng phương pháp đóng băng
- C. Bảo quản bằng phương pháp vôi hóa
-
D. Bảo quản bằng phương pháp kiềm hóa
Câu 18: Câu nào sau đây đúng về bệnh cúm gia cầm?
- A. Các loài gia cầm trước 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 - 100%
-
B. Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 - 100%
- C. Các loài gia cầm trước 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất, lâu chết và tỉ lệ chết thấp (dưới 50%), những con còn sống thường còi cọc
- D. Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, lâu chết và tỉ lệ chết thấp (dưới 50%), những con còn sống thường còi cọc
Câu 19: Đâu không phải vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi?
- A. Về kinh tế: giảm chi phí trị bệnh và chống dịch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi
- B. Về bảo vệ môi trường: giảm nguy cơ tồn tại, phát tán mầm bệnh, giảm sử dụng các biện pháp chống dịch; tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và rút ngắn thời gian nuôi
-
C. Về khoa học: đóng góp những tri thức và kinh nghiệm quý báu cho nghiên cứu về chăn nuôi
- D. Đối với sức khoẻ cộng đồng: cung cấp thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn; ngăn ngừa bệnh lây từ động vật sang người
Câu 20: Đâu không phải một bệnh ở vật nuôi?
- A. Bệnh Circovirus
-
B. Bệnh trầm cảm
- C. Bệnh dịch tả vịt
- D. Bệnh đầu đen
Câu 21: Phương pháp PCR là:
- A. Một kĩ thuật biến đổi hoạt động của sinh vật được ứng dụng phổ biến
-
B. Một kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị phân tử được ứng dụng phổ biến
- C. Một kĩ thuật khống chế hoạt động của sinh vật được ứng dụng phổ biến
- D. Một kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị nguyên tử được ứng dụng phổ biến
Câu 22: Một trong những bệnh ký sinh trùng đường máu phổ biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn trâu, bò là:
- A. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
-
B. Bệnh tiên mao trùng
- C. Bệnh chướng hơi dạ cỏ
- D. Bệnh viêm vú
Câu 23: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển?
- A. Khi mổ khám thường thấy các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang... có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim; niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu
- B. Lợn bị bệnh có những biểu hiện như mũi khô, mắt đỏ, phân táo
-
C. Lợn bị bệnh thường bị lạnh, cơ thể chỉ còn 30 – 31°C, ăn nhiều nhưng uống ít nước
- D. Ở giai đoạn sau, con vật bị tiêu chảy; trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tai,... có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt; tại và mõm bị tím tái
Câu 24: Đối với sức khoẻ cộng đồng, ngăn chặn và kiểm soát tốt một số bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người sẽ giúp:
-
A. Bảo vệ cho người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như người tiêu dùng và cộng đồng nói chung
- B. Hình thành thói quen tốt trong chăn nuôi và ăn uống
- C. Con người miễn nhiễm khỏi bệnh tật, không còn lo lắng về sức khoẻ ở bất cứ đâu
- D. Bảo vệ môi trường chăn nuôi
Câu 25: Con vật còn sống sót sau khi bị bệnh dịch tả lợn cổ điển thường:
-
A. Còi cọc, chậm lớn
- B. Phát triển nhanh đột biến nhưng chất lượng thịt có thể gây hại cho người tiêu dùng
- C. Còi cọc, chậm lớn nhưng chất lượng thịt rất tốt
- D. Phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh, có sức đề kháng rất cao