Câu 1: Để phát triển chăn nuôi toàn diện, cần phải đa dạng hóa về:
-
A. Các loại vật nuôi, quy mô chăn nuôi
- B. Thức ăn chăn nuôi, cơ sở vật chất
- C. Quy mô chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi.
- D. Các loại vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi?
- A. Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
- B. Vật nuôi vốn là động vật hoang dã được con người thuần dưỡng,
- C. Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại hơn cả trồng trọt
-
D. Vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế hiện đại càng bị nhỏ lại.
Câu 3: Một trong những vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người là
- A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng.
-
B. Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.
- C. Cung cấp nguồn gen quý hiếm.
- D. Cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây béo phì.
Câu 4: Phát triển chăn nuôi góp phần tạo ra nền nông nghiệp bền vững vì
-
A. Chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy nhanh trồng trọt phát triển và ngược lại.
- B. Sản phẩm chăn nuôi sẽ dần thay thế cho sản phẩm của trồng trọt.
- C. Chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trọt.
- D. Chăn nuôi có nhiều vai trò hơn so với trồng trọt.
Câu 5: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố nào sau đây?
- A. Dịch vụ thú y.
- B. Thị trường tiêu thụ.
-
C. Cơ sở nguồn thức ăn.
- D. Giống gia súc, gia cầm.
Câu 6: Nhận định sau đây đúng với vai trò của ngành chăn nuôi đối với con người:
- A. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người.
-
B. Đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.
- C. Cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.
- D. Là dược liệu, ít có giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ.
Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản trong ngành chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là
-
A. Các nước phát triển tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp cao.
- B. Các nước phát triển tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp thấp.
- C. Các nước phát triển có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi.
- D. Các nước phát triển có ít điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi
Câu 8: Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là
-
A. Tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.
- B. Cơ cấu ngành chăn nuôi.
- C. Phương pháp chăn nuôi.
- D. Điều kiện chăn nuôi.
Câu 9: Các nước đang phát triển ngành chăn nuôi chưa trở thành ngành chính là do:
- A. Thị trường tiêu thụ hạn chế
- B. Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế
-
C. Cơ sở thức ăn không ổn định
- D. Lao động thiếu kinh nghiệm sản xuất.
Câu 10: Đâu không phải triển vọng của ngành chăn nuôi ở Việt Nam?
- A. Chăn nuôi hữu cơ
-
B. Phát triển chăn nuôi nông hộ
- C. Phát triển chăn nuôi trang trại
- D. Liên kết giữa các khâu chăn nuôi, giết mổ và phân phối
Câu 11: Nuôi gà có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa |
2. Trứng |
3. Thịt |
4. Sức kéo |
5. Phân hữu cơ |
6. Lông vũ. |
- A. 1, 2, 3, 5.
-
B. 2, 3, 5, 6.
- C. 2, 3, 4, 5.
- D. 1, 2, 5, 6.
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là triển vọng ngành chăn nuôi của nước ta?
- A. Sản xuất hàng hóa theo mô hình khép kín.
- B. Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững.
- C. Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
-
D. Chăn nuôi bằng phương thức chăn thả hoàn toàn.
Câu 13: Đặc điểm cơ bản của nghề nhà chăn nuôi là?
-
A. Nghiên cứu về giống vật nuôi
- B. Chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi
- C. Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi
- D. Nghiên cứu và tư vấn để cải tiến các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản
Câu 14: Chăn nuôi là một phần thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
- A. Công nghiệp.
-
B. Nông nghiệp.
- C. Thương mại.
- D. Dịch vụ.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
- A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
- B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
-
D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 16: Đối với những người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi, cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
- A. Có kiến thức đầy đủ về đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi, các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
- B. Có kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực chăn nuôi.
- C. Yêu thích động vật, có tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng với yêu cầu của công việc chăn nuôi.
-
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 17: Theo em, chăn nuôi và trồng trọt có quan hệ với nhau như thế nào?
- A. Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- B. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.
-
C. Cả A và B.
- D. Không có mối quan hệ, riêng biệt.
Câu 18: Đâu không phải sản phẩm của ngành chăn nuôi?
- A. Thịt gà
- B. Thịt bò
-
C. Sữa đậu nành
- D. Trứng vịt
Câu 19: Ứng dụng công nghệ trong quản lí vật nuôi có lợi ích gì?
- A. Theo dõi được hoạt động thường ngày của người lao động chăn nuôi
- B. Quản lí được đàn vật nuôi với quy mô nhỏ, số lượng vật nuôi ít.
- C. Nắm được tình trạng địa hình nơi đang chăn thả đàn vật nuôi
-
D. Theo dõi được tình trạng sức khỏe, chu kì sinh sản, … của vật nuôi.
Câu 20: Một trong những vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người là
- A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng.
-
B. Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.
- C. Cung cấp nguồn gen quý hiếm.
- D. Cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây béo phì.