ÔN TẬP CHƯƠNG 4: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (PHẦN 2)
Câu 1: Tuỳ thuộc vào tuổi gà, loài và số lượng cầu trùng, bệnh cầu trùng gà có 3 thể là:
- A. Khít, lỏng lẻo, tách rời nhau
- B. Rắn, lỏng, khí
-
C. Cấp tính, mạn tính và ẩn tính
- D. Vô bội, đơn bội, đa bội
Câu 2: Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển là loại:
- A. RKN virus, thuộc chi furovirus, họ Rubivirata
- B. RKN virus, thuộc chi tombusvirus, họ Camaviridae
- C. RNA virus, thuộc chi Comovirus, họ Picornavirata
-
D. RNA virus, thuộc chi Pestivirus, họ Flaviviridae
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là vai trò chính của vệ sinh trong chăn nuôi?
- A. Phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khoẻ vật nuôi.
- B. Nâng cao năng suất chăn nuôi.
- C. Bảo vệ môi trường.
-
D. Tiết kiệm thức ăn chăn nuôi.
Câu 4: Đâu không phải một biện pháp đúng để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển?
- A. Để trống chuồng 2 tuẫn giữa các lứa nuôi
- B. Hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi
- C. Chú ý giữ gìn vệ sinh
-
D. Cách li 100 ngày với lợn mới nhập về
Câu 5: Khi bị bệnh, vật nuôi thường có những biểu hiện phổ biến nào sau đây?
- A. Nhanh nhẹn, linh hoạt.
-
B. Bỏ ăn hoặc ăn ít.
- C. Nhanh lớn, đẻ nhiều.
- D. Thường xuyên đi lại.
Câu 6: Đâu không phải biện pháp điều trị bệnh cúm gia cầm đúng?
-
A. Dùng thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm để giảm thiểu thiệt hại nhiều nhất có thể
- B. Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển gia cầm từ nơi khác về
- C. Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp
- D. Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn
Câu 7: Đâu không phải ưu điểm của phương pháp PCR?
-
A. Thao tác đơn giản
- B. Độ nhạy cao
- C. Độ chính xác cao
- D. Cho kết quả nhanh
Câu 8: Đâu không phải một bệnh ở vật nuôi?
- A. Bệnh Circo virus
- B. Bệnh dịch tả vịt
- C. Bệnh đầu đen
-
D. Bệnh trầm cảm
Câu 9: Các bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân chính là
- A. do thời tiết không phù hợp.
-
B. do vi khuẩn và virus.
- C. do thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
- D. do chuồng trại không phù hợp.
Câu 10: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm?
- A. Qua thời gian ủ bệnh, từ 1 đến 3 ngày sau thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở
- B. Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi
- C. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày
-
D. Mào hết nước, thâm tím
Câu 11: Dưới đây là các biện pháp phòng và trị bệnh chướng hơi dạ cỏ. Ý nào không đúng?
- A. Tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi
-
B. Bệnh này tuy nhẹ nhưng tuyệt đối không được sử dụng các bài thuốc đông y, dễ gây phản tác dụng
- C. Một cách điều trị: Cho con vật nằm kê cao đầu; dùng rơm, cỏ khô chà xát vào vùng hõm hông bên trái; dùng tay kéo lưỡi con vật theo nhịp thở, có thể móc bớt phân ở trực tràng
- D. Khi phát hiện bệnh thì cần báo bác sĩ thú y để được tư vấn điều trị kịp thời
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về PCR?
- A. PCR phục vụ nhiều mục đích khác nhau, như phát hiện các bệnh di truyền, nhận dạng tội phạm, nghiên cứu bệnh nhiễm trùng và gần đây là xét nghiệm Covid 19 cũng như giúp sản xuất vaccine chống đại dịch này
- B. Kỹ thuật này vận dụng các kiến thức sinh học phân tử, nhằm tạo ra vô số bản sao (tức khuếch đại) từ đoạn DNA ban đầu (bản gốc) có khi rất nhỏ với số lượng tối thiểu mà không cần sử dụng các sinh vật sống.
- C. PCR là một kỹ thuật trong công nghệ sinh học, do Kary Mullis phát minh ra vào năm 1983, đến nay đã được hoàn thiện qua nhiều cải tiến và được tự động hoá hoàn toàn
-
D. PCR đã được sử dụng rất phổ biến và là công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu PDA thuộc lĩnh vực sinh học, y học, tội phạm học, xác định huyết thống,...
Câu 13: Bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống là bệnh gì?
- A. Bệnh dịch tả lợn hiện đại
- B. Bệnh mở dấu lợn
-
C. Bệnh giun đũa lợn
- D. Bệnh phân trắng lợn con
Câu 14: Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là:
- A. Bệnh kí sinh trùng cấp tính do trùng Toxoplasma gây ra
-
B. Bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra
- C. Bệnh truyền nhiễm mãn tính do vi khuẩn gây ra
- D. Bệnh kí sinh trùng mãn tính do trùng Toxoplasma gây ra
Câu 15: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để định nghĩa về bệnh?
-
A. Bệnh là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.
- B. Bệnh là hiện tượng xảy ra ở cơ thể vật nuôi khi có tồn tại các yếu tố gây bệnh khác nhau.
- C. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện ho, sốt, còi cọc, chậm lớn.
- D. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn.
Câu 16: Nguyên nhân nào đưới đây có thể gây dịch, bệnh cho vật nuôi?
-
A. Chuồng trại không hợp vệ sinh.
- B. Không cho vật nuôi tiếp xúc với nguồn bệnh.
- C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi.
- D. Cho vật nuôi ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Câu 17: Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho vật nuôi là:
-
A. Sử dụng vaccine.
- B. Cho con vật ăn càng nhiều càng tốt.
- C. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt.
- D. Cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên.
Câu 18: Dưới đây là những biểu hiện của bệnh viêm vú. Ý nào không đúng?
- A. Con vật đau đớn nên không cho con bú, không cho vắt sữa
-
B. Sữa có mùi hôi, chuyển dần sang màu đen
- C. Bầu vú sưng, nóng, đỏ
- D. Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn
Câu 19: Mầm bệnh của bệnh tiên mao trùng là gì?
- A. Tiên mao trùng Hankon WS, một loại kí sinh trùng đa bào, có hình bầu dục, sống cộng sinh và di chuyển trong máu theo dòng
-
B. Tiên mao trùng Trypanosoma evansi, một loại kí sinh trùng đơn bào, có hình mũi khoan, sống kí sinh và di chuyển được trong máu nhờ một roi tự do
- C. Tiên mao trùng Hankos WS, một loại kí sinh trùng đơn bào, có hình mũi khoan, sống kí sinh và di chuyển được trong máu nhờ một roi tự do
- D. Tiên mao trùng Trypanosoma evansi, một loại kí sinh trùng đa bào, có hình bầu dục, sống cộng sinh và di chuyển trong máu theo dòng
Câu 20: PCR viết tắt từ:
- A. Protein Chain Reaction
- B. Polymerase Copy Reproduction
- C. Protein Copy Reproduction
-
D. Polymerase Chain Reaction
Câu 21: Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng bao nhiêu loại mầm bệnh (virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm mốc gây bệnh cho người)?
- A. 2800
- B. 2000
-
C. 1400
- D. 800
Câu 22: Nguy cơ phát sinh bệnh cũng như hiệu quả trong kiểm soát bệnh không có liên quan đến yếu tố nào sau đây?
-
A. Chi phí đầu tư nguyên vật liệu
- B. Con giống
- C. Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc
- D. Yếu tố môi trường
Câu 23: Đâu là một công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất vaccine?
- A. Kĩ thuật tấn công trực diện virus
- B. Kĩ thuật triệt phá virus trao đổi gen
-
C. Công nghệ vaccine tái tổ hợp
- D. Công nghệ sử dụng virus angle
Câu 24: Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của bệnh đóng dấu lợn. Ý nào không đúng?
- A. Con vật sốt cao trên 40°C, bỏ ăn, sưng khớp gối.
- B. Khi mổ khám thường thấy viêm khớp và viêm màng trong tim
-
C. Khi mổ khám thường thấy máu tụ lại ở tim, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đen
- D. Trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra
Câu 25: Bệnh dịch tả lợn cổ điển là:
- A. Bệnh truyền nhiễm do virus nhóm A gây ra, tác động đến lợn ở nhiều góc độ, làm mất hệ miễn dịch và lây lan nhanh ra đồng loại.
-
B. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%.
- C. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở tuổi trưởng thành. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
- D. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở mọi độ tuổi. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.