Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Bài Làm:

A. Tác giả 

- Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội

- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí

- Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, vừa làm báo vừa hoạt động cách mạng

- Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

B. Tác phẩm 

1. Thể loại: 

Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt thuộc thể loại tùy bút.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất

- Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt có phương thức biểu đạt là miêu tả, kết hợp biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt: 

Văn bản "Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là lời của một người con xa quê hương, khao khát được đoàn tụ viết về mùa xuân trên mảnh đất Bắc. Trước tiên là những dòng suy nghĩ về quy luật chung của thiên nhiên, mùa xuân sau đó đi vào cảm nhận sâu sắc từng chi tiết mùa xuân của đất Bắc trên những phương diện: cảnh sắc, thời tiết, những lễ nghi, phong tục. Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục miêu tả lại không khí và sự thay đổi của mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

5. Bố cục bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt: 

Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với màu xuân

- Phần 2 (tiếp đó đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội

- Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài 5 Văn bản đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình.

Xem lời giải

Câu hỏi 2: Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?

Xem lời giải

Câu hỏi 3: Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến.

Xem lời giải

Câu hỏi 4: Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào?

Xem lời giải

Câu hỏi 5: Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết? 

Xem lời giải

Câu hỏi 6: Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò truyện tâm tình. Theo em, đặc điểm của lời văn đó tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc.

Xem lời giải

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở quê hương em.

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt?

Xem lời giải

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt?

Xem lời giải

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Em hãy tóm tắt những đặc điểm thể loại của tùy bút "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt".

Xem lời giải

Câu hỏi 6. Đọc đoạn văn từ đầu đến "...lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống!" và trả lời các câu hỏi sau:

a. Đoạn văn sử dụng cách viết giàu nhịp điệu như thế nào? Theo em, cách viết này đem đến hiệu quả gì về mặt nghệ thuật?

b. Xác định từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân"? Việc sử dụng từ Hán Việt đem lại hiệu quả biểu đạt như thế nào?

c. Đặc trưng của mùa xuân miền Bắc được miêu tả trong câu văn nào? Em cảm nhận như thế nào về câu văn này?

Xem lời giải

Câu hỏi 7. Trong hai đoạn văn đầu văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt", tác giả  muốn khẳng định điều gì? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không?

Xem lời giải

Câu hỏi 8. Những chi tiết như "những vệt xanh tươi hiện ở trên trời", "những làn sáng hồng hồng" báo hiệu điều gì về sự chuyển đổi của thời gian và không gian? Từ đó, nêu nhận xét của  em về khả năng cảm nhận thế giới bên ngoài của nhà văn.

Xem lời giải

Câu hỏi 9. Em hãy giải thích nhan đề bài tùy bút

Xem lời giải

Câu hỏi 10. Vì sao tác giả lại đưa ra các đối tượng sóng đôi: non - nước, bướm - hoa, trăng - gió,  trai - gái, mẹ - con, cô gái còn son (vợ) - chồng để khẳng định mối quan hệ giữa con người và mùa xuân? Cách nói này tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?

Xem lời giải

Câu hỏi 11. Cách tác giả nói về "lí do" yêu mùa xuân của các đối tượng khác nhau trong đoạn trích có gì đặc biệt? Hãy diễn tả liên tưởng của em về hoàn cảnh riêng của từng đối tượng ấy.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.