Câu 1: Phát biểu nào đúng về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785?
- A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.
-
B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta.
- C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.
- D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.
Câu 2: Đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới?
-
A. Thứ nhất.
- B. Thứ hai.
- C. Thứ ba.
- D. Thứ tư.
Câu 3: Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo ?
-
A. Độc tôn Nho giáo.
- B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.
- C. Phát triển các tín ngưỡng dân gian.
- D. Bài trừ Thiên Chúa giáo.
Câu 4: Sự thay thế từ nhà Lý sang nhà Trần và từ nhà Lê sơ sang nhà Mạc có điểm gì giống nhau?
- A. Đó là sự bất lực của triều đại trước.
-
B. Đó là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật.
- C. Đó là sự thay thế bằng vũ lực.
- D. Đều do sự tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến.
Câu 5: Sự kiện nào sau đây được xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga ?
- A. Cuộc đấu tranh “Ngày chủ nhật đẫm máu”(9/1/1905) của 14 vạn công nhân Pê-téc-bua.
- B. Cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5/1905) của nông dân.
- C. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (6/1905).
-
D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát –xcơ –va (12/1905).
Câu 6: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
-
A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
- B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.
- C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.
- D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.
Câu 7: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản là
- A. cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản
-
B. lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng chuyên chính vô sản.
- C. lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột.
- D. lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 8: Nội dung nào không phải là tiền để của cuộc cách mạng công nghiệp?
- A. Nguồn nhân công dồi dào
- B. Thị trường rộng lớn
-
C. Có chỗ dựa là tôn giáo
- D. Có nguồn vốn lớn
Câu 9: Triều đại nào của nước Đại Việt phải đương đầu với các cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên?
- A. Lí.
-
B. Trần.
- C. Hồ.
- D. Lê sơ.
Câu 10: Khi quân Phổ tiến sâu vào nước Pháp và bao vây Pari, chính phủ tư sản lâm thời đã
-
A. quyết định đầu hàng và xin đình chiến.
- B. kiến quyết đứng lên chống Phổ đến cùng.
- C. kêu gọi nhân dân cứu nguy cho Tổ quốc.
- D. giải tán lực lượng vũ trang.
Câu 11: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp cuối thế kỷ XVIII là giữa những đẳng cấp nào?
- A. Tăng lữ với quý tộc.
- B. Tăng lữ với Đẳng cấp thứ 3.
- C. Quý tộc với Đẳng cấp thứ 3.
-
D. Tăng lữ, quý tộc với Đẳng cấp thứ 3.
Câu 12: Thế kỉ XVII- XVIII ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất :
- A. Hội An, Phố Hiến.
-
B. Thăng Long, Phố Hiến.
- C. Thanh Hà, Phố Hiến.
- D. Thăng Long, Hội An.
Câu 13: Tuy mất địa vị độc quyền công nghiệp, Anh vẫn đứng đầu thế giới về
- A. tài chính và xuất khẩu tư bản.
-
B. tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.
- C. xuất khẩu tư bản và thuộc địa.
- D. xuất khẩu tư bản, hải quan và thuộc địa.
Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng về kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X- XV?
- A. Các triều đại phong kiến quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp.
- B. Các triều đại phong kiến đều thành lập các quan xưởng chuyên lo việc đúc tiền, rèn vũ khí.
-
C. Các triều đại phong kiến đều khuyến khích ngoại thương phát triển.
- D. Các triều đại phong kiến chú ý công tác thủy lợi, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Câu 15: Ngày 1/5/1886 ở Mỹ diễn ra sự kiện gì ?
-
A. Cuộc tổng bãi công của công nhân Si-ca-gô.
- B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Niu - ooc.
- C. Cuộc tổng bãi công của công nhân Oa- sinh – tơn.
- D. Cuộc tổng bãi công của công nhân Ca - li - phooc - ni - a.
Câu 16: Tiền đề dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta là
- A. chống ngoại xâm, quản lý xã hội.
- B. trị thủy, phân chia giai cấp.
- C. phân chia giai cấp, trị thủy.
-
D. trị thủy, phân chia giai cấp, chống ngoại xâm.
Câu 17: Vào thời gian nào chủ nghĩa tư bản “ tự do” chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền ?
- A. Khoảng 50 năm cuối thế kỉ XIX.
- B. Khoảng 40 năm cuối thế kỉ XIX.
-
C. Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX.
- D. Khoảng 20 năm cuối thế kỉ XIX
Câu 18: Trần Thái Tông viết hai câu thơ:
“Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong”
Để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào?
- A. Chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077).
- B. Chống quân xâm lược nhà Nguyên (1288).
-
C. Chống quân xâm lược Mông Cổ (1258).
- D. Chống quân xâm lược nhà Minh (1427).
Câu 19: Việc phát minh ra máy điện tín giữa thế kỉ XIX có tác dụng gì?
- A. Phục vụ cho một số ngành công nghiệp.
-
B. Giúp cho liên lạc ngày càng xa và nhanh.
- C. Giúp cho nhà máy phát điện hoạt động.
- D. Giúp cho sản lượng một số ngành tăng lên.
Câu 20: Dưới triều nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình ?
- A. Khoảng 250 cuộc khởi nghĩa.
-
B. Khoảng 400 cuộc khởi nghĩa.
- C. Khoảng 500 cuộc khởi nghĩa.
- D. Khoảng 300 cuộc khởi nghĩa.
Câu 21: Ai là người đã cầu cứu vua Xiêm, dẫn đến việc quân Xiêm sang xâm lược nước ta vào năm 1784 - 1785?
- A. Trần Ích Tắc.
-
B. Nguyễn Ánh.
- C. Lê Chiêu Thống.
- D. Trần Lộng.
Câu 22: Tính tiên phong của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thể hiện như thế nào?
- A. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ Nga hoàng.
-
B. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ tư bản, phong kiến .
- C. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ tư bản.
- D. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ tư bản và Nga hoàng.
Câu 23: Vị vua nào đặt quốc hiệu nước ta Đại Cồ Việt?
-
A. Vua Đinh Tiên Hoàng.
- B. Vua Lê Đại Hành.
- C. Vua Lí Thái Tổ.
- D. Vua Lí Thái Tông.
Câu 24: Cải tiến kỷ thuật trong cách mạng công nghiệp ở Anh được tiến hành đầu tiên trong lĩnh vực nào?
-
A. Dệt
- B. Giao thông vận tải.
- C. Thông tin liên lạc.
- D. Luyện kim
Câu 25: Tác gia nào dưới thời Nguyễn được vinh danh là danh nhân văn hóa của thế giới?
- A. Nguyễn Trãi.
-
B. Nguyễn Du.
- C. Nguyễn Khuyến.
- D. Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 26: Các triều đại phong kiến đều đề cao tôn giáo nhằm mục đích:
- A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân.
-
B. Duy trì tôc ti trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
- C. Đề cao tôn giáo nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã.
- D. Đề cao các tôn giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc là để cầu hoà với các triều đại đó.
Câu 27: Trong các sắc lệnh sau đây của Công xã, sắc lệnh nào thể hiện tính ưu việt của Công xã?
- A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học.
- B. Giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
- C. Quy định về tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt, cấm đánh đập công nhân.
-
D. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
Câu 28: Dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ phong kiến độc lập trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ TK V – TK X
-
B. TK X – XVIII
- C. TK XI – XVI
- D. TK XII – XV
Câu 29: Điểm mới trong hoạt động kinh tế của cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn so với cư dân Ngườm và Sơn Vi là
- A. săn bắt, hái lượm.
- B. săn bắn, hái lượm.
-
C. trồng các loại rau, củ, quả.
- D. săn bắn là chủ yếu.
Câu 30: Phát minh nổi tiếng của Nô-ben năm 1867à gì ?
- A. Bóng đèn điện.
- B. Động cơ đốt trong.
- C. Thông tin vô tuyến điện.
-
D. Thuốc nổ.
Câu 31: Ai là tác giả của tác phẩm Ô châu cận lục ?
-
A. Dương Văn An.
- B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- C. Lê Quý Đôn.
- D. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Câu 32: Nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của các triều đại phương Bắc để giành độc lập dân tộc ?
- A. Thành thị.
- B. Rừng núi.
-
C. Làng xóm ở nông thôn.
- D. Cả nông thôn và thành thị
Câu 33: Sự kiện tiêu biểu của phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX diễn ra ở nước nào?
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
-
D. Mỹ.
Câu 34: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra từ
-
A. năm 1627 đến năm 1672.
- B. năm 1545 đến năm 1592.
- C. năm 1545 đến năm 1627.
- D. năm 1672 đến năm 1592.
Câu 35: Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là
- A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.
- B. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
-
C. sơ khai, đơn giản nhưng đây là tổ chức nhà nước của một quốc gia.
- D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Câu 36: Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
- A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Crom-oen.
- B. Phu-ri-ê, ô-oen và Mông-te-xki-ơ.
- C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
-
D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
Câu 37: Ý nào phản ánh đúng sự phát triển của dòng văn học chính thống từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?
- A. Ngày càng phát triển mạnh.
-
B. Có phần suy thoái.
- C. Khủng hoảng nghiêm trọng.
- D. Phát triển thành trào lưu khá rầm rộ.
Câu 38: Văn kiện nào sau đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
-
A. Nam quốc sơn hà.
- B. Bình Ngô đại cáo.
- C. Hịch tướng sĩ.
- D. Phú sông Bạch Đằng.
Câu 39: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp đã thể hiện mặt tiến bộ ở điểm nào?
-
A. Đề cao quyền tự do bình đẳng của con người.
- B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
- C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
- D. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản.
Câu 40: Ở Đàng Trong, Bên cạnh những quan xưởng gần giống như Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đặc biệt quan tâm đến các xưởng nào?.
- A. Đúc tiền.
- B. Đúc súng.
- C. Đóng thuyền.
-
D. Đúc súng và đóng thuyền.