Câu 1: Một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của phong trào nông dân Tây Sơn là
- A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.
-
B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
- C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn để chống giặc ngoại xâm.
- D. quân Thanh quá mạnh nên đã dễ dàng đánh bại nghĩa quân.
Câu 2: Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) đấu tranh đòi quyền lợi gì?
- A. Thiết lập nền cộng hòa.
- B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương.
- C. Được tự do bầu cử.
-
D. Tăng lương, giảm giờ làm.
Câu 3: Đâu là nhận xét không đúng về các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc từ thế kỉ I đến X?
- A. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết.
- B. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, quyết liệt
- C. Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
-
D. Tất cả đều thất bại.
Câu 4: Vào triều đại của vị vua nào bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam hoàn chỉnh nhất?
- A. Lê Thái Tông
-
B. Lê Thánh Tông
- C. Lê Nhân Tông
- C. Lê Anh Tông
Câu 5: Vì sao cần phải thành lập một tổ chức quốc tế mới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất?
- A. Phong trào công nhân phát mạnh.
-
B. Các tổ chức chính trị của công nhân ở các nước được thành lập.
- C. Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước.
- D. Chủ nghĩa tư bản đã thành lập một tổ chức Quốc tế để chống lại phong trào công nhân.
Câu 6: Điểm giống nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai là
- A. nghề chế tác đá tiếp tục hoàn thiện và phát triển.
- B. biết sử dụng nguyên liệu đồng để chế tạo công cụ.
-
C. nghề nông trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo.
- D. săn bắt, hái lượm vẫn là nguồn sống chính.
Câu 7: Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì?
-
A. Đề cao quyền công dân và quyền con người.
- B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
- C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
- D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Câu 8: Chính quyền Lê- Trịnh và chúa Nguyễn đều chú trọng đến các quan xưởng để làm gì?
- A. Phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
- B. Phục vụ cho nhu cầu của thợ thủ công.
- C. Phục vụ cho nhu cầu của quan lại.
-
D. Phục vụ cho nhu cầu của nhà nước.
Câu 9: Sai lầm nghiêm trọng trong chính sách ngoại giao của Nhà Mạc là
- A. Thần phục Trung Quốc và các nước Phương Nam.
-
B. cắt đất thần phục nhà Minh.
- C. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- D. Bắt Lào, Chân Lạp thần phục.
Câu 10: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là gì?
- A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
- B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.
-
C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản.
- D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.
Câu 11: Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa?
- A. Tránh xung đột Nam – Bắc triều.
- B. Tập hợp nhân dân khai hoang.
-
C. Tránh âm mưu ám hại của họ Trịnh.
- D. Để xây dựng lực lượng chống Bắc triều.
Câu 12: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận và sáp nhập vào quốc gia nào?
- A. Trung Quốc.
- B. Văn Lang.
-
C. Nam Việt.
- D. An Nam.
Câu 13: Tháng 6-1905 diễn ra sự kiện lịch sử gì trong cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga ?
- A. 40 vạn công nhân ở Pê-téc-bua biểu tình.
- B. Binh lính và nông dân Nga nổi dậy chống Nga hoàng.
- C. Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Mat-xcơ-va.
-
D. Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem –kin khởi nghĩa.
Câu 14: Chiến thắng của quân dân Đại Việt đã mở ra thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta là
-
A. chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- B. chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.
- C. chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- D. chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.
Câu 15: Phật giáo phát triễn mạnh mẽ nhất ở nước ta vào thời kì nào?
- A. Dưới thời nhà Đinh – Tiền Lê
-
B. Dưới thời nhà Ly – Trần.
- C. Dưới thời nhà Hồ
- D. Dưới thời nhà Lê Sơ.
Câu 16: Lợi dụng cơ hội nào, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai?
- A. Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.
- B. Nội bộ triều đình nhà Ngô bị rối loạn.
- C. Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ.
-
D. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu.
Câu 17: .“ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là chủ trương của
- A. Trần Hưng Đạo.
- B. Lê Hoàn .
- C. Lê Lợi.
-
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 18: Nguyên nhân sâu xa làm cho đông đảo nông dân Đàng Ngoài phải rời bỏ ruộng đất, xóm làng đi lang thang kiếm sống?
- A. Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến.
-
B. Bị mất ruộng đất tư và mất hết hi vọng vào ruộng đất công làng xã.
- C. Bị bóc lột bằng tô thuế, lao dịch, binh dịch.
- D. Câu B và câu C đúng.
Câu 19: Tháng 9-1791, Hiến pháp mới thông qua quy định nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
- A. Quân chủ chuyên chế
- B. Cộng hòa tư sản
-
C. Quân chủ lập hiến
- D. Chế độ cộng hòa
Câu 20: Tháng 2/1848, một tác phẩm nổi tiếng của Mác, Ăng-ghen ra đời, đó là tác phẩm nào?
- A. Đồng minh những người vô sản.
- B. Đồng minh những người cộng sản.
-
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
- D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa.
Câu 21: Các tầng lớp chính trong xã hội quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là
- A. vua, quan lại, tăng lữ.
-
B. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
- C. vua, tăng lữ, nông dân tự canh.
- D. vua, địa chủ và nông nô.
Câu 22: Năm 1903, đánh dấu sự kiện lịch sử nào dưới đây ?
- A. Xuất hiện ô tô đầu tiên trên thế giới.
-
B. Xuất hiện máy bay đầu tiên trên thế giới.
- C. Xuất hiện tàu thủy đầu tiên trên thế giới.
- D. Xuất hiện tàu hỏa đầu tiên trên thế giới.
Câu 23: Thời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Đó là ai?
- A. Đó là Lê Quý Đôn
- B. Đó là Chu Văn An.
- C. Đó là Phạm Sư Mạnh
-
D. Đó là Mạc Đĩnh Chi
Câu 24: Nguyễn Văn Tú là người thợ giỏi trong lĩnh vực nào ?
-
A. Chế tạo đồng hồ và kính thiên lý.
- B. Chế tạo súng đại bác theo kiểu phương Tây.
- C. Chế tạo súng trường kiểu phương Tây.
- D. Làm thuyền chiến hai lầu (lâu thuyền).
Câu 25: Yếu tố nào sau đây không phải là tiền đề dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
- A. Chống ngoại xâm.
-
B. Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- C. Xã hội phân hóa sâu sắc.
- D. Nhu cầu trị thủy.
Câu 26: Vì sao dưới thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến Bắc?
-
A. Do căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- B. Do các triều đại phong kiến phương Bắc bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
- C. Do các triều đại phong kiến phương Bắc tước đoạt ruộng đất của giai cấp nông dân.
- D. Do giai cấp quý tộc nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc tước mất quyền lợi.
Câu 27: Điểm khác nhau cơ bản về nguyên nhân và tiền đề dẫn đến sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là
- A. kinh tế TBCN phát triển.
- B. nhà vua có quyền lực tối cao và cai trị độc đoán.
-
C. xuất hiện trào lưu Triết học ánh sáng.
- D. quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột nặng nề.
Câu 28: Tại sao quá trình tập trung tư bản và sản xuất ở Đức diễn ra nhanh?
- A. Do cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp nặng.
-
B. Do khoa học-kĩ thuật phát triển.
- C. Do tư sản cần nhiều tiền.
- D. Do có nhiều máy móc tối tân.
Câu 29: Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là
- A. hệ thống chợ làng phát triển.
- B. sự phòng phú của các mặt hàng mĩ nghệ.
-
C. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.
- D. sự ra đời của đô thị Thăng Long.
Câu 30: Vì sao cuối năm 1788, vua Càn Long cho 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta?
- A. Vì nội bộ nước ta bị chia rẽ do chúa Trịnh lấn át quyền lực của vua Lê.
- B. Vì Nguyễn Ánh cầu cứu vua Thanh.
- C. Vì vua Xiêm muốn quân Thanh và quân Xiêm cùng lúc tấn công nước ta.
-
D. Vì vua Càn Long muốn mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Câu 31: Từ thế kỉ I – X, nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vì
-
A. căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của kẻ thù.
- B. bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
- C. bị mất ruộng đất quá nhiều.
- D. đời sống gặp nhiều khó khăn.
Câu 32: Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?
-
A. Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.
- B. Lấy lòng người dân tộc thiểu số.
- C.Thực hiện chính sách đa dân tộc.
- D. Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.
Câu 33: Bài học được rút ra để Việt Nam có thể bắt kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay là?
- A. Tích cực phát triển Nho giáo.
- B. Khuyến khích học chữ Hán và chữ Nôm.
-
C. Đẩy mạnh phát triển khoa học – kĩ thuật.
- D. Chú trọng các nội dung kinh, sử trong giáo dục.
Câu 34: Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?
-
A. Chính phủ Vệ quốc.
- B. Chính phủ yêu nước.
- C. Chính phủ lập quốc.
- D. Chính phủ cứu quốc
Câu 35: Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:
- A. Lí, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.
-
B. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.
- C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí, Trần, Lê sơ.
- D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.
Câu 36: Những tiến bộ về khoa học-kĩ thuật trong nền kinh tế của thế giới tư bản chủ nghĩa những năm cuối thế kĩ XIX chủ yếu là:
-
A. Phát minh và sử dụng động cơ đốt trong và động cơ điện.
- B. Phát minh và sử dụng nhiệt lượng.
- C. Phát minh và sử dụng máy hơi nước.
- D. Phát minh và sử dụng động cơ học.
Câu 37: Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào ?.
- A. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.
- B. Thi hành chính sách tương đối mở đối với các nước phương Tây.
- C. Thực hiện mở cửa để quan hệ với phương Tây.
-
D. Chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với họ.
Câu 38: Một trong những tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là.
-
A. Thờ cúng tổ tiên.
- B. Sùng bái tự nhiên.
- C. Thờ thần mặt trời.
- D. Thờ thần núi.
Câu 39: Bài học lớn nhất được rút ra từ sự thất bại của Công xã Pari là gì?
-
A. Phải thành lập chính đảng lãnh đạo.
- B. Phải thực hiện liên minh công nông.
- C. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- D. Phải thực hiện triệt để chuyên chính vô sản.
Câu 40: Địa danh nào sau đây không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỷ XVI- XVIII?
- A. Thăng Long.
- B. Phố Hiến.
- C. Hội An.
-
D. Bắc Ninh.