Câu 1: Nền văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á được hình thành gắn với:
- A. Sự hình thành những vùng kinh tế quan trọng, và có khả năng cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công…
- B. Quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc”.
-
C. Việc du nhập nền văn hóa Ấn Độ.
- D. Sự đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
Câu 2: Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết như thế nào?
- A. Chia đều cho mọi người trong xã hội.
- B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
- C. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
-
D. Những người có chức vị trong xã hội chiếm làm của riêng.
Câu 3: Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
-
A. Phật giáo.
- B. Nho giáo.
- C. Ấn Độ giáo.
- D. Hồi giáo.
Câu 4: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào?
- A. Nhà Hạ.
- B. Nhà Hán.
-
C. Nhà Tần.
- D. Nhà Chu.
Câu 5: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
- A. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.
-
B. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.
- C. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay.
- D. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay.
Câu 6: Phong trào Văn hóa Phục hưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực nào?
- A. Khoa học tự nhiên.
- B. Kiến trúc.
- C. Triết học và lịch sử.
-
D. Văn học – nghệ thuật.
Câu 7: Sau khi đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng vượt qua eo biển ở điểm cực Nam của Nam Mĩ, tiến vào đại dương và vùng biển này được đặt tên là:
- A. Ấn Độ Dương
-
B. Thái Bình Dương
- C. Đại Tây Dương
- D. Bắc Băng Dương
Câu 8: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556-1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ, đó là những biện pháp gì?
- A. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.
- B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế.
- C. Khôi phục và phát triển kinh tế, xóa bỏ kỳ thị tôn giáo.
-
D. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế.
Câu 9: Đâu không phải là tiền đề dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XIV-XV ?
- A.Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương.
-
B. Phát minh đầu máy hơi nước thúc đẩy ngành hàng hải phát triển.
- C. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới.
- D. La bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la.
Câu 10: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?
- A. Mỗi lãnh địa là một vùng đất đai rộng lớn, trong đó có pháo đài, nhà thờ, đất canh tác để cho nông nô sản xuất.
- B. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phát hết sức dã man.
-
C. Tất cả những sản phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.
- D. Lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ... riêng.
Câu 11: Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ?
- A. Giấy Pa-pi-rút
- B. Đất sét
- C. Mai rùa
-
D. Vỏ cây
Câu 12: Đâu là hình thức đấu tranh của giai cấp tư sản trong buổi đầu chống chế độ phong kiến?
- A.Đấu tranh đòi tự do phát triển kinh tế thông qua việc thành lập các phường hội.
- B. Đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị qua việc thành lập các trường đại học.
-
C. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.
- D. Tổ chức khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ phong kiến.
Câu 13: Vào cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?
- A. Việt Nam
- B. Lào
- C. Cam-pu-chia
-
D. Ba nước Đông Dương
Câu 14: Mục đích quan trọng nhất của giai cấp tư sản trong phong trào văn hóa Phục hưng là:
-
A. Khôi phục tinh hoa văn hóa Hi Lạp – Rô-ma cổ đại.
- B. Đề cao giá trị con người, coi trọng quyền tự do cá nhân.
- C. Đề cao vai trò của khoa học – kĩ thuật trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
- D. Xây dựng một nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
Câu 15: Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là
- A. chứng minh những lí giải về Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng của giáo hội Kitô là thiếu cơ sở khoa học.
- B. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
-
C. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
- D. tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới.
Câu 16: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là
-
A. nông dân công xã.
- B. nô lệ.
- C. quý tộc.
- D. tăng lữ.
Câu 17: Ý nào không phản ánh đúng biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
- A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.
- B. Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn.
- C. Thực chất vua cũng là một lãnh chúa lớn.
-
D. Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân đội.
Câu 18: Đông Nam Á từ lâu được coi là khu vực?
-
A. “châu Á gió mùa”
- B. “Châu Á thức tỉnh”
- C. “châu Á lực địa”
- D. “châu Á bùng cháy”
Câu 19: Lãnh địa là biểu hiện của chế độ :
- A. Phong kiến tập quyền
-
B. Phong kiến phân quyền
- C. Dân chủ tư sản
- D. Dân chủ chủ nô
Câu 20: Ngành sản xuất nào đóng vai trò quan trọng nhất trong các lãnh địa phong kiến?
- A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp.
-
C. Thủ công nghiệp.
- D. Thương nghiệp.
Câu 21: Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần- Hán ở Trung Quốc là
- A. trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh.
-
B. chế độ phong kiến Trung quốc hình thành và bước đầu được củng cố.
- C. đây là chế độ trung ương tập quyền.
- D. hai triều đại này đều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ.
Câu 22: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về
- A. trình độ văn minh.
- B. đẳng cấp xã hội.
- C. trình độ kinh tế.
-
D. đặc điểm sinh học.
Câu 23: Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã
- A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.
- B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
- C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
-
D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Câu 24: Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm
-
A. toàn quý tộc.
- B. các tầng lớp trong xã hội.
- C. nông dân công xã và quý tộc.
- D. toàn tăng lữ.
Câu 25: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
- A.Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.
- B. Hình thành tương đối sớm.
- C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.
-
D. Sớm đương đầu với sự xâm lấn của phương Bắc.
Câu 26: Năm 1353 Pha Ngừm thành lập nước
-
A. Lan Xang.
- B. Chân Lạp.
- C. Lào.
- D. Ai Lao.
Câu 27: Tộc người nào chiếm đa số ở Camphuchia ?
- A. Người Môn
- B. Người Thái
-
C. Người Khơ-me
- D. Người Kinh
Câu 28: Văn hóa Phục hưng đề cao vấn đề gì?
- A. Đề cao khoa học xã hội – nhân văn.
- B. Đề cao tôn giáo.
- C. Đề cao tự do cá nhân.
-
D. Đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên.
Câu 29: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là
- A. gia đình phụ hệ.
- B. bộ lạc.
- C. bầy người nguyên thủy.
-
D. thị tộc.
Câu 30: Nhận xét nào sau đây không đúng về vương triều Mô-gôn ?
- A.Xây dựng, củng cố đất nước theo hướng “Ấn Độ hóa”.
- B. Là thời kì phát triển thịnh trị nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ.
-
C. Thực hiện chính sách phân biệt tôn giáo và sắc tộc.
- D. Thực hiện chính sách khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật.
Câu 31: Vào cuối TK XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước nào?
- A. Việt Nam
-
B. Xiêm
- C. Phi-lip-pin
- D. Singapo
Câu 32: Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất?
- A. Đông Bắc Á
-
B. Đông Nam Á
- B. Trung Quốc
- D. Việt Nam
Câu 33: Đâu không phải là một tôn giáo lớn ở Ấn Độ ?
-
A.Ki-tô giáo
- B. Phật giáo
- C. Hồi giáo
- D. Hin-đu giáo
Câu 34: Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về tôn giáo?
- A. Tiếp tục đi theo các tôn giáo nguyên thủy.
- B. Truyền bá Kitô giáo vào Rô ma.
-
C. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Kitô giáo.
- D. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy.
Câu 35: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
-
A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Thương nghiệp
- D. Giao thông vận tải
Câu 36: Bốn phát minh kĩ thuật lớn của Trung Quốc là :
- A. Giấy, in ấn, la bàn, ô tô
- B. Giấy, in ấn, la bàn, kiến trúc
-
C. Giấy, in ấn, la bàn, thuốc súng
- D. Giấy, in ấn, thuốc súng, toán học
Câu 37: Những nước nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV?
- A. Anh, Pháp.
- B. Anh, Tây Ban Nha.
-
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- D. Italia, Bồ Đào Nha.
Câu 38: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của công cụ sắt ra đời ?
-
A. Dẫn tới sự hình thành nhà nước đầu tiên.
- B. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong sản xuất.
- C. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người làm ra một lượng sản phẩm thừa.
- D. Phá vỡ nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy.
Câu 39: Nền văn hóa Campuchia và văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa
- A. Trung Quốc.
- B. Việt Nam.
- C. Thái Lan.
-
D. Ấn Độ.
Câu 40: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
- A. lưới đánh cá.
-
B. cung tên.
- C. làm đồ gốm.
- D. đá mài sắc, gọn.