Câu 1: Cơ sở nào để mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập?
- A. Mỗi lãnh địa có một lãnh chúa cai trị.
- B. Mỗi lãnh địa có quân đội, tòa án, luật pháp, chế độ thuế khóa và tiền tệ riêng.
-
C. Nền kinh tế của các lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, đóng kín.
- D. Mỗi lãnh địa là một vùng đất riêng biệt.
Câu 2: Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là
- A. xã hội có giai cấp ra đời.
- B. gia đình phụ hệ ra đời.
-
C. tư hữu xuất hiện.
- D. thị tộc tan rã.
Câu 3: Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu đậm của kiến trúc nào?
-
A. Ấn Độ (Kiến trúc Hin đu, Kiến trúc Phật giáo)
- B. Hồi giáo
- C. Ấn Độ (Kiến trúc Hin đu, Kiến trúc Phật giáo, Kiến trúc Hồi giáo)
- D. Nho giáo
Câu 4: Đất nước được xem là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là
- A. Anh.
- B. Pháp.
-
C. Italia.
- D. Đức.
Câu 5: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
- A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
- B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
-
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
- D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
Câu 6: So sánh điểm khác biệt nổi bật nhất về chính sách đối ngoại của Lào so với Campuchia.
-
A. Không gây chiến tranh xâm lược các nước khác.
- B. Đẩy mạnh bành trướng xâm lược bên ngoài.
- C. Thần phục vương quốc Xiêm.
- D. Thường giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông ?
- A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
-
B. Đồ sắt xuất hiện
- C. Nhu cầu trị thủy
- D. Kinh tế nông nghiệp phát triển
Câu 8: Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là
- A. kiến trúc.
- B. lịch và thiên văn học.
- C. toán học.
-
D. chữ viết.
Câu 9: Thiên văn học và lịch pháp là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất ở phương Đông là do:
- A. Cúng tế các vị thần.
-
B. Nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- C. Nhu cầu tìm hiểu vũ trụ và thế giới.
- D. Văn hóa bản địa sớm phát triển.
Câu 10: Nét đặc săc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì?
- A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao
- B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền
-
C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ
- D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta
Câu 11: Thời hậu kì trung đại diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi của nông dân chống các thế lực nào đã làm hậu thuẫn cho giai cấp tư sản?
- A. Chống ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến và tăng lữ.
- B. Chống hệ tư tưởng của lãnh chúa phong kiến và tăng lữ.
- C. Chống ách áp bức, bóc lột của địa chủ và quý tộc.
-
D. Chống giáo hội và quý tộc phong kiến.
Câu 12: Thành tựu văn hóa nào của phương Tây cổ đại được đánh giá là một phát minh và cống hiến lớn lao cho văn minh nhân loại ?
- A. Sự ra đời của Lịch.
-
B. Sự ra đời của hệ thống chữ cái Rô-ma (A,B,C…)
- C. Sự ra đời của khoa học.
- D. Các công trình nghệ thuật đạt trình độ tuyệt mĩ.
Câu 13: Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là
- A. phân công lao động luân phiên.
-
B. hợp tác lao động.
- C. hưởng thụ bằng nhau.
- D. lao động độc lập theo hộ gia đình.
Câu 14: Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?
-
A. Đạo phật Đại thừa.
- B. Đạo phật Tiểu thừa.
- C. Đạo Hin-đu.
- D. Đạo Ki-tô.
Câu 15: Đâu là tiền đề quan trọng nhất để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XIV-XV ?
- A. Ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết, khám phá của con người.
- B. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.
-
C. Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng.
- D. Thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm nhờ đi biển
Câu 16: Từ thế kỉ XI, vương quốc nào đã trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh và ham chiến trận nhất ở ĐôngNam Á?
- A. Phù Nam
- B. Pa gan
-
C. Campuchia
- D. Chămpa
Câu 17: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
- A. Nô lệ.
- B. Nông dân tự do.
-
C. Nông nô.
- D. Lãnh chúa phong kiến.
Câu 18: Tiến bộ lao động trong thời đá mới là
-
A. trồng trọt, chăn nuôi.
- B. đánh cá.
- C. làm đồ gốm.
- D. chăn nuôi theo đàn.
Câu 19: Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ việc :
- A. Giữ độc quyền trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- B. Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.
- C. Đấu tranh chống sự sách nhiễu của các lãnh chúa.
-
D. Đấu tranh vì lợi ích kinh tế, chính trị của các thành viên.
Câu 20: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là
- A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
- B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
- C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
-
D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
Câu 21: Ý nào sau đây không nằm trong mục đích của các cuộc phát kiến địa lí?
- A. Tìm nguồn nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.
- B. Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các nước phương Đông.
- C. Tìm con đường giao lưu buôn bán với các nước phương Đông.
-
D. Tìm những vùng đất mới ở châu Phi và châu Mĩ.
Câu 22: Vua Ai Cập cổ đại được gọi là
-
A. Pha-ra-ong
- B. En-xi
- C. Thiên tử
- D. Ham-mu-ra-bi
Câu 23: Cư dân Campuchia lúc đầu cư trú ở
-
A. Phía Bắc.
- B. Vùng trung tâm.
- C. Phía Nam.
- D. Xung quanh Biển Hồ.
Câu 24: Phát kiến địa lí được xem như là một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực nào?
- A. Địa lí.
- B. Khoa học hàng hải.
- C. Giao thông đường biển.
-
D. Giao thông và tri thức.
Câu 25: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số học? Vì sao?
- A. Trung Quốc-vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
- B. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp
-
C. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán
- D. Ấn Độ- vì phải tính thuế
Câu 26: Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam á?
- A. Thế kỉ XI - XII.
- B. Thế kỉ X – XI.
-
C. Thế kỉ X – XII.
- D. Thế kỉ XIII.
Câu 27: Những chính sách của vương triều Mô-gôn đã:
- A. Định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
-
B. Làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa đạt nhiều thành tựu.
- C. Làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
- D. Thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
Câu 28: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
- A. Sắt.
- B. Đồng thau.
-
C. Đồng đỏ.
- D. Thiếc.
Câu 29: Người Hồi giáo tiến hành cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu Ấn rồi lập nên vương triều Hồi giáo Đê li có gốc ở đâu?
- A. Tây Á
-
B. Trung Á
- B. Nam Á
- D. Bắc Á
Câu 30: Nhận định nào sau đây không đúng về vua A-sô-ca ?
- A. Xây dựng đất nước hung cường.
- B. Thống nhất gần hết bán đảo Ấn Độ.
-
C. Sáng lập và truyền bá đạo Phật rộng khắp Ấn Độ.
- D. Truyền bá đạo Phật rộng khắp Ấn Độ.
Câu 31: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?
- A. Lưu vực sông Nin.
- B. Lưu vực sông Hằng.
- C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ.
-
D. Lưu vực sông Mê Kông.
Câu 32: Ở Trung Quốc thời phong kiến, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống vì:
- A. Đây là hệ tư tưởng tiến bộ
-
B. Có lợi cho giai cấp thống trị
- C. Duy trì trật tự, kỉ cương xã hội
- D. Có lợi cho nhân dân
Câu 33: Trong các quốc gia nhỏ ở phía Bắc, quốc gia nào ở Đông Bắc Ấn có vai trò quan trọng hơn cả?
-
A. Vương quốc Pa-la
- B. Vương quốc Pa-la-va
- C. Vương quốc Hồi Giáo Đê-Li
- D. Vương quốc Mô-gôn
Câu 34: Nền văn hóa cổ đại phương Tây phát triển không dựa trên cơ sở nào sau đây ?
-
A. Nghề nông trồng lúa phát triển.
- B. Nền kinh tế công thương phát triển.
- C. Sử dụng công cụ sắt và nghề hàng hải sớm phát triển.
- D. Thể chế dân chủ tiến bộ.
Câu 35: Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?
- A. Nghệ An.
- B. Thanh Hóa.
- C. Cao Bằng.
-
D. Lạng Sơn.
Câu 36: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?
- A. Thời kì thịnh đạt.
-
B. Thời kì Ăng-co.
- C. Thời kì hoàng kim.
- D. Thời kì Bay-on.
Câu 37: Tháng 8 – 1492, C. Cô-lôm-bô, đã
- A. đến được Ấn Độ.
- B. đến đến cực Nam châu Phi.
-
C. tìm ra châu Mĩ.
- D. đi vòng quanh thế giới.
Câu 38: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là
- A. nông dân tự canh.
-
B. nông dân lĩnh canh.
- C. nông dân làm thuê.
- D. nông nô.
Câu 39: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm những giai cấp cơ bản nào?
- A. Lãnh chúa và nông dân tự do.
- B. Chủ nô và nô lệ.
- C. Địa chủ và nông dân.
-
D. Lãnh chúa và nông nô.
Câu 40: Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được xem là “nguyên tắc vàng” vì:
- A. Mọi người cùng sống chung trong cộng đồng.
- B. Phải dựa vào nhau bởi trình độ, đời sống còn quá thấp.
-
C. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống.
- D. Đó là quy định của các thị tộc.