Trắc nghiệm sinh học 12 chương 4: Ứng dụng di truyền học (P2)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 4: Ứng dụng di truyền học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong chọn giống người ta sử dụng giao phối gần hoặc tự thụ nhằm mục đích:

  • A. tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ
  • B. tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn
  • C. tổ hợp các đặc điểm quí hiếm từ các dòng bố mẹ
  • D. tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống

Câu 2: Cho :

  1. chọn tổ hợp gen mong muốn
  2. tạo các dòng thuần khác nhau
  3. tạo các giống thuần bằng cách cho tự thụ hoặc giao phối gần
  4. lai các dòng thuần khác nhau

Trình tự các bước trong quá trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp :

  • A. 1→4→2→3       
  • B. 2→4→1→
  • C. 4→1→2→3     
  • D. 2→1→3→4

Câu 3: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là: 

  • A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó
  • B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên
  • C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
  • D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân

Câu 4: Trong công nghệ tế bào thực vật, phương pháp nào có sử dụng hóa chất consixin?

  • A. Nuối cấy mô tế bào và lai tế bào sinh dưỡng
  • B. Nuối cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấn
  • C. Nuôi cấy hạt phấn và lai tế bào sinh dưỡng
  • D. Nuối cấy mô tế bào

Câu 5: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được tạo ra ở khâu

  • A. nối ADN của tế bào cho với plasmit.
  • B. cắt đoạn ADN của tế bào cho và mở vòng plasmit.
  • C. tách ADN của tế bào cho và tách plasmit khỏi tế bào vi khuẩn.
  • D. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Câu 6: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?

  • A. Tách ADN của NST tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
  • B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
  • C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
  • D. Tạo điều kiện cho gen được phép biểu hiện.

Câu 7: Đối với cây trồng, để duy trì và cùng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng

  • A. sinh sản sinh dưỡng
  • B. sinh sản hữu tính
  • C. tự thụ phấn
  • D. lai khác thứ

Câu 8: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả với:

  • A. Bào tử, hạt phấn.
  • B. Vật nuôi, vi sinh vật.
  • C. Cây trồng, vi sinh vật.
  • D. Vật nuôi, cây trồng

Câu 9: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng giúp chúng ta:

  • A. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
  • B. Xác định được sự tác động của các gen di truyền liên kết giới tính cũng như vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của gen nhân.
  • C. Thấy sự khác nhau khi các locus nằm trên NST thường tương tác với nhau để cùng tạo ra kiểu hình.
  • D. Thấy sự biểu hiện khác nhau của các locus nằm trên các NST thường khác nhau.

Câu 10: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là:

  • A. Bất thụ.     
  • B. Thoái hóa giống.
  • C. Ưu thế lai.     
  • D. Siêu trội.

Câu 11: Để tạo ra cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp

  • A. lai tế bào
  • B. gây đột biến nhân tạo
  • C. nhân bản vô tính
  • D. cây truyền phôi

Câu 12: Từ một cơ thể có kiểu gen AabbDdEE, có thể tạo ra cơ thể có kiểu gen nào sau đây bằng phương pháp nuôi cất hạt phấn và lưỡng bội hóa?

  • A. AabbDdEE
  • B. AabbDdEE
  • C. aabbddEE
  • D. aaBBddEE

Câu 13: Điểm đặc biệt lí thú trong tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn là

  • A. Có thể tạo ra cây trưởng thành nhưng chỉ có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
  • B. Cây lưỡng bội tạo ra có kiểu gen dị hợp tử về tất cả các gen.
  • C. Có thể tạo ra cây trưởng thành nhưng chỉ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
  • D. Cây lưỡng bội tạo ra có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

Câu 14: Khi tiến hành lai tế bào thực vật bước đầu tiên được các nhà khoa học thực hiện là

  • A. Cho các tế bào đem lai của hai loài đặc biệt để chúng dung hợp với nhau.
  • B. Từ tế bào ban đầu đưa vào môi trường nuôi cấy đặc biệt để tạo thành cây lai.
  • C. Từ tế bào ban đầu nhân lên trong môi trường đặc biệt tạo thành cơ thể lai.
  • D. Tiến hành loại bỏ thành tế bào của các tế bào thuộc hai loài đem lai.

Câu 15: Xét 2 cá thể thuộc 2 loài thực vật lưỡng tính khác nhau: Cá thể thứ nhất có kiểu gen là AabbDd, cá thể thứ 2 có kiểu gen HhMmEe. Cho các phát biểu sau đây, số phát biểu không đúng là

(1). Bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cá thể sẽ thu được tối đa là 12 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen

(2). Bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sinh dưỡng riêng rẽ của từng cá thể sẽ không thể thu được dòng thuần chủng

(3). Bằng phương pháp dung hợp tế bào trần chỉ có thể thu được một kiểu gen tứ bội duy nhất là AabbDdMmEe.

(4). Bằng phương pháp lai xa kết hợp với gây đa bội hóa con lai sẽ thu được 32 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen

  • A. 1     
  • B. 4     
  • C. 2     
  • D. 3

Câu 16: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên

  • A. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
  • B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
  • C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
  • D. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.

Câu 17: Đề tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống ở thực vật có hoa, phương pháp hiệu quả nhất là

  • A. Cho tự thụ phân bắt buộc.
  • B. Nuôi cấy hạt phần rồi lưỡng bội hóa.
  • C. Lai tế bào sinh dưỡng.
  • D. Công nghệ gen.

Câu 18: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?

  • A. Tách ADN của NST tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
  • B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
  • C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
  • D. Tạo điều kiện cho gen được phép biểu hiện.

Câu 19: Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?

  • A. Vi khuẩn E. coli sản xuất hoocmon insulin của người
  • B. Lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – caroten
  • C. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protein cao
  • D. Cừu chuyển gen tổng hợp protein của người trong sữa

Câu 20: Để chuyển gen mã hóa hoocmon somatostatin vào vi khuẩn E. coli, người ta dùng thể truyền là plasmit có gắn gen kháng thuốc kháng sinh ampixilin. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong moi trường có nồng độ ampixilin diệt khuẩn. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ

  • A. sinh trưởng và phát triển bình thường
  • B. tồn tại 1 thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển
  • C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác
  • D. bị tiêu diệt hoàn toàn

Câu 21: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là

  • A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
  • B. đưa các prôtêin ức chế và trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh
  • C. là biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành
  • D. bổ sung gen lành và cơ thể người bệnh

Câu 22: Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là

  • A. E. coli.     
  • B. Virút.
  • C. Plasmít.     
  • D. Thực khuẩn thể.

Câu 23: Phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác vì nếu không có thể truyền thì

  • A. gen không thể tạo ra sản phẩm nằm trong tế bào nhận.
  • B. gen vào tế bào nhận sẽ không nhân lên và phân li về các tế bào con.
  • C. khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.
  • D. gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.

Câu 24: Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của một sinh vật?

  • A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
  • B. Loại bỏ hay bất hoạt một gen nào đó.
  • C. Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen.
  • D. Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

 PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

HỌC KỲ

CHƯƠNG I: CƠ THỂ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

 

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

 

CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

 

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

 

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

 

PHẦN 6: TIẾN HÓA

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ THỂ TIẾN HÓA

 

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

 

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

 

CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT 

 

CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.