Đề 3: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019

Đề 3: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở khu vực nào của nước ta?

  • A. cao nguyên Lâm Viên.
  • C. vùng núi Bạch Mã.
  • B. vùng núi Ngọc Linh.
  • D. vùng núi Hoàng Liên Sơn

Câu 2: Cao nguyên nào sau đây thuộc nhóm cao nguyên ba zan

  • A. Đồng Văn
  • B. Mộc Châu.
  • C. Tà Phình - Sín Chải.
  • D. Mơ Nông.

Câu 3: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0C)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

TP. Hồ Chí Minh

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không giống nhau.
  • C. Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh
  • D. Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng dấn số tự nhiên của nước ta ở nửa đầu thế kỉ XX thấp là

  • A. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
  • B. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao.
  • C. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.
  • D. tỉ suất tăng cơ học thấp.

Câu 5: So với các đồng bằng khác trong cả nước, sản xuất nông nghiệp ở ĐBS Hồng có thế mạnh độc đáo về

  • A. nuôi trồng thủy sản.
  • B. lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.
  • C. chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.
  • D. sản xuất rau ôn đới vào vụ đông.

Câu 6: Dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long chủ động sống chung với lũ không phải do

  • A. lũ lên chậm và xuống chậm.
  • B. lũ xảy ra thường xuyên và quanh năm.
  • C. lũ cũng mang lại nhiều nguồn lợi.
  • D. tập quán lâu đời của người dân.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với miền khí hậu phía Bắc?

  • A. Độ lạnh tăng dần về phía Nam.
  • B. Mùa mưa chậm dần về phía Nam.
  • C. Tính bất ổn rất cao của thời tiết và khí hậu.
  • D. Biên độ nhiệt trong năm cao.

Câu 8: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?

  • A. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
  • B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
  • C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
  • D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Câu 9: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. (Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2014

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

833,7

815,5

Nhập khẩu

235,4

335,9

379,5

454,4

768,0

958,4

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản trong thời gian trên là

  • A. cột.
  • B. miền.
  • C. đường.
  • D. tròn.

Câu 10: Cho bảng số liệu sau:

LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: Nghìn người)

Năm

Tổng số

Kinh tế nhà nước

Kinh tế ngoài nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2005

42775

4967

36695

1113

2013

52208

5330

45092

1786

2015

52840

5186

45451

2204

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2015?

  • A. Tỉ trọng của khu vực kinh tế nhà nước luôn tăng.
  • B. Tỉ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn tăng.
  • C. Tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
  • D. Tỉ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước lớn nhất.

Câu 11: Không phải là biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.

  • A. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp.
  • B. giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
  • C. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản.
  • D. giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 12: Việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì

  • A. dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng.
  • B. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn cao.
  • C. lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp.
  • D. dân cư nước ta phân bố không đồng đều và chưa hợp lí.

Câu 13: Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ ở At lat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Đồng bằng Bắc Bộ phổ biến là

  • A. từ $18^{0}C$ - $20^{0}C$
  • B. từ $14^{0}C$ - $18^{0}C$.
  • C. dưới $14^{0}C$.
  • D. từ $20^{0}C$ - $24^{0}C$.

Câu 14: Đặc điểm không đúng với hoạt động của bão ở Việt Nam là

  • A. mùa bão thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
  • B. mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.
  • C. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng 8,9,10.
  • D. trung bình mỗi năm có từ 3 - 4 cơn bão đổ bổ vào vùng bờ biển nước ta.

Câu 15: Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam trang 4- 5, các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng giáp biển là

  • A. Hà Nam, Ninh Bình.
  • B. Hà Nội, Hải Phòng.
  • C. Hải Phòng, Ninh Bình.
  • D. Quảng Ninh, Hải Phòng.

Câu 16: Nếu ở chân núi Phan xi Păng có nhiệt độ là 20,90C thì theo quy luật đai cao nhiệt độ ở đỉnh núi này (3143m) là

  • A. $25,9^{0}C$.
  • B. $2^{0}C$.
  • C. $15,9^{0}C$
  • D. $18,9^{0}C$

Câu 17: Đất feralit có mùn phát triển ở vùng nào sau đây?

  • A. Núi có độ cao từ 600 - 700 m đến 1600 - 1700 m.
  • B. Trung du và bán bình nguyên.
  • C. Núi cao trên 2400 m.
  • D. Đồi núi thấp dưới 1000 m.

Câu 18: Biện pháp không thích hợp để hạn chế ảnh hưởng do tính chất thất thường của khí hậu nước ta đối với sản xuất nông nghiệp là

  • A. làm tốt công tác dự báo thời tiết.
  • B. đẩy mạnh tăng vụ.
  • C. chuyển đổi cơ cấu mùa hợp lí.
  • D. phát triển công tác thủy lợi, trồng rừng

Câu 19: Cơ cấu mùa vụ trong ngành trồng lúa nước ta đang chuyển dịch theo hướng

  • A. mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu.
  • B. mở rộng diện tích lúa đông xuân và lúa mùa
  • C. giảm diện tích lúa đông xuân, tăng lúa hè thu.
  • D. giảm diện tích lúa đông xuân và lúa mùa.

Câu 20: Để tăng sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta, vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải giải quyết là

  • A. đầu tư, trang bị phương tiện khai thác hiện đại để khai thác xa bờ.
  • B. mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản.
  • C. phổ biến kinh nghiệm, trang bị kiến thức cho ngư dân.
  • D. tìm kiếm các ngư trường mới.

Câu 21: Nguyên nhân chính thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển trong những năm gần đây là do

  • A. dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ, các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng.
  • B. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo, nhu cầu thị trường về các sản phẩm của ngành chăn nuôi ngày càng tăng.
  • C. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo, dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ.
  • D. điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, nhu cầu thị trường về các sản phẩm của ngành chăn nuôi ngày càng tăng.

Câu 22: Cho bảng số liệu: GDP của thế giới, EU, Hoa Kì, Trung Quốc năm 2014.

Quốc gia

Thế giới

EU

Hoa Kì

Nhật Bản

Trung Quốc

GDP (tỉ USD)

76858,2

18514,0

17419,0

4601,5

10354,8

Theo bảng số liệu trên thì tỉ trọng GDP của Hoa Kì so với thế giới năm 2014 là (%)

  • A. 26,22.
  • B. 77,34.
  • C. 2,66.
  • D. 22,66.

Câu 23: Trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

  • A. nhịp điệu mùa của khí hậu, sông ngòi thất thường, thời tiết không ổn định.
  • B. bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán.
  • C. xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt, thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô.
  • D. động đất, lũ quét, lũ ống, hạn hán.

Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu làm cho phần lớn sông ngòi nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là do

  • A. hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
  • B. hình dáng lãnh thổ và địa hình.
  • C. địa hình và thổ nhưỡng.
  • D. khí hậu và địa hình.

Câu 25: Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta hiện nay, vùng có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước là

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • B. Duyên hải Nam Trung bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 26: Đồng bằng ở Trung Quốc được bồi tụ bởi sông Trường Giang là

  • A. Hoa Bắc.
  • B. Hoa Trung.
  • C. Đông Bắc.
  • D. Hoa Nam.

Câu 27: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cho biết các vùng nào của nước ta có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với tỉ lệ diện tích trồng cây lương thực cao nhất (trên 80%).

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc trung Bộ.
  • D. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Câu 28: Nguyên nhân chính làm cho tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở Trung Quốc ngày càng giảm là

  • A. thực hiện chính sách dân số triệt để.
  • B. tâm lí không muốn sinh con của người dân.
  • C. số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ít.
  • D. kinh tế ngày càng phát triển.

Câu 29: Biển có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do

  • A. biển Đông là một biển rộng.
  • B. hướng núi tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.
  • C. bờ biển có nhiều vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
  • D. hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang.

Câu 30: Cho biểu đồ:

Đề 3: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây:

  • A. Cơ cấu sản lượng giấy và trang in ở nước ta.
  • B. Sự thay đổi sản lượng giấy và trang in ở nước ta.
  • C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng giấy và trang in ở nước ta.
  • D. Quy mô và cơ cấu sản lượng giấy và trang in ở nước ta.

Câu 31: Việt Nam là thành viên của những tổ chức liên kết khu vực nào sau đây

  • A. ASEAN và APEC.
  • B. EU và ASEAN.
  • C. ASEAN và NAFTA.
  • D. NAFTA và EU.

Câu 32: Sự phân bố đàn trâu, bò nước ta mang đặc điểm

  • A. bò chủ yếu được nuôi ở phía Bắc, trâu tập trung chủ yếu ở phía Nam.
  • B. các tỉnh phía nam trâu nuôi nhiều hơn bò, các tỉnh phía Bắc bò nuôi nhiều hơn trâu.
  • C. các tỉnh phía Bắc trâu nuôi nhiều hơn bò, các tỉnh phía Nam bò nuôi nhiều hơn trâu.
  • D. trâu và bò tập trung ở phía Bắc còn phía Nam hầu như không nuôi.

Câu 33: Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là

  • A. tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn thấp.
  • B. lao động tập trung quá đông ở vùng nông thôn.
  • C. sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nghề phụ kém phát triển.
  • D. đầu tư khoa học kĩ thuật làm lao động chân tay dư thừa.

Câu 34: Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta loại cây trồng có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng trong những năm gần đây là

  • A. cây lương thực, cây công nghiệp.
  • B. cây lúa, cây công nghiệp.
  • C. cây công nghiệp, cây rau đậu.
  • D. cây rau đậu và cây lương thực.

Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta không phải do

  • A. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
  • B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
  • C. chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện.
  • D. chính sách điều tiết của nhà nước.

Câu 36: Hiện nay muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang phát triển cần

  • A. tiếp thu văn hóa của các nước.
  • B. nhận chuyển giao các công nghệ cũ của các nước phát triển.
  • C. tăng cường tự do hóa thương mại.
  • D. làm chủ các ngành kinh tế mũi nhọn.

Câu 37: Đặc điểm của vị trí địa lí khiến nước ta khác hẳn với các nước trong cùng vĩ độ như Tây nam Á, Bắc Phi là

  • A. nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
  • B. tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
  • C. nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của Đông Nam Á.
  • D. nằm gần khu vực xích đạo.

Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số lớn thứ 2 của vùng Đồng bằng sông Hồng là

  • A. Hà Nội.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Nam Định.
  • D. Hạ Long.

Câu 39: Việc tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa chính trị xã hội hết sức to lớn vì đó là

  • A. điều kiện để thực hiện mục tiêu của ASEAN.
  • B. điều kiện cần thiết để thu hút khách du lịch quốc tế.
  • C. cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực.
  • D. tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 40: Ở Đông Nam Á, lúa nước được trồng nhiều hơn ở ở các đổng bằng của Đông Nam Á lục địa là do ở đây có

  • A. ít bị thiên tai, bão lũ hơn.
  • B. lao động có kinh nghiệm hơn.
  • C. thị trường xuất khẩu rộng lớn.
  • D. có diện tích đất phù sa lớn hơn.

Xem thêm các bài Đề thi Địa lí 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Địa lí 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Địa những năm trước

6. Đề thi THPTQG môn Địa năm 2017 (tất cả các mã đề)

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.