Đề 7: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019

Đề 7: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.

Câu 1: Đây là một trong những đặc điểm chủ yếu của sản xuất lương thực nước ta trong thời gian qua?

  • A. Sản lượng lúa tăng nhanh nhờ mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh.
  • B. Sản lượng lương thực tăng nhanh nhờ hoa màu đã trở thành cây hàng hóa.
  • C. ĐBSCL là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng lúa.
  • D. Nước ta trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, trung bình năm trên 4,5 triệu tấn.

Câu 2: Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một tác động là

  • A. cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
  • B. giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.
  • C. sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
  • D. đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Câu 3: Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện rõ nhất

  • A. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
  • B. sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
  • C. việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
  • D. tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Câu 4: Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở

  • A. thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
  • B. mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
  • C. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
  • D. các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

Câu 5: Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %).

Năm

1990

2000

2005

2010

2015

Tổng số dân

100

117,6

124,8

131,7

138,9

Sản lượng lương thực

100

173,7

199,3

224,5

254

Bình quân lương thực theo đầu người

100

147,8

159,7

170,5

182,9

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta qua các năm trên là biểu đồ.

  • A. kết hợp.
  • B. miền.
  • C. cột.
  • D. đường.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào không có diện tích trồng cây lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 60-70%?

  • A. Lạng Sơn.
  • B. Thái Nguyên.
  • C. Bắc Cạn.
  • D. Tuyên Quang.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới?

  • A. Vịnh Hạ Long.
  • B. Phong Nha - Kẻ Bàng.
  • C. Phố cổ Hội An.
  • D. Cát Tiên.

Câu 8: Đánh bắt hải sản là ngành truyền thống ở nhiều nước Đông Nam Á, vì:

  • A. các nước này có vùng biển rộng; giàu tôm, cá.
  • B. các nước này có đường bờ biển dài, nhiều đảo.
  • C. hải sản là nguồn thực phẩm chủ yếu của dân cư.
  • D. dân số đông, nguồn lao động giàu kinh nghiệm.

Câu 9: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động

  • A. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
  • B. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.
  • C. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
  • D. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

Câu 10: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc - Nam ở nước ta là

  • A. sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc xuống Nam cùng với sự suy giảm ảnh hưởng của khối khí lạnh.
  • B. về phía Nam, sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời cùng với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh.
  • C. về phía Nam, góc nhập xạ tăng cùng với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
  • D. do càng vào Nam càng gần xích đạo cùng với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng của Đồng bằng Sông Cửu Long?

  • A. Cần Thơ, Cà Mau.
  • B. Cần Thơ, Long Xuyên.
  • C. Cà Mau, Long Xuyên.
  • D. Sóc Trăng, Mỹ Tho.

Câu 12: Năm 2005, biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân số nước ta thuộc loại trẻ?

  • A. Từ 0 đến 14 tuổi chiếm 24%, 60 tuổi trở lên chiếm 10%.
  • B. Từ 0 đến 14 tuổi chiếm 27%, 60 tuổi trở lên chiếm 10%.
  • C. Từ 0 đến 14 tuổi chiếm 24%, 60 tuổi trở lên chiếm 9%.
  • D. Từ 0 đến 14 tuổi chiếm 27%, 60 tuổi trở lên chiếm 9%

Câu 13: Ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta, gió phơn xuất hiện khi

  • A. có gió mùa Tây Nam hoạt động.
  • B. khối khí từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn.
  • C. khối khí từ Ấn Độ Dương vượt qua vùng núi Tây Bắc.
  • D. khối khí từ lục địa Trung Hoa vượt qua vùng núi biên giới vào nước ta.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

  • A. Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ mở rộng.
  • B. Hướng TB - ĐN, nhiều sơn nguyên, cao nguyên và đồng bằng giữa núi.
  • C. Sườn Tây thoải, sườn Đông dốc đứng.
  • D. Gồm các khối núi cổ Kon Tum, các sơn nguyên, cao nguyên.

Câu 15: Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do

  • A. nhiều lao động không có việc làm.
  • B. lao động chỉ chuyên sâu vào một nghề.
  • C. nhiều lao động làm trong ngành tiểu thủ công nghiệp.
  • D. năng suất lao động thấp.

Câu 16: Đây là một trong những điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở nước ta?

  • A. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp.
  • B. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX.
  • C. Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều.
  • D. Khu công nghiệp có ranh giới địa lí được xác định còn trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ước.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh so với cả nước là

  • A. trên 2,5-10%.
  • B. trên 1-2,5%.
  • C. trên 10%.
  • D. trên 0,5-1%.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Hoa Kì hiện nay?

  • A. Một số sản phẩm khai khoáng đứng hàng đầu thế giới.
  • B. Công nghiệp hiện đại tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc.
  • C. Tỉ trọng của luyện kim giảm, hàng không vũ trụ tăng.
  • D. Công nghiệp chế biến có tỉ trọng hàng xuất khẩu cao nhất.

Câu 19: Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?

  • A. Hạ giá thành sản phẩm.
  • B. Nâng cao chất lượng.
  • C. Đa dạng hoá sản phẩm.
  • D. Tăng năng suất lao động.

Câu 20: Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, lực lượng lao động nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng

  • A. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng.
  • B. giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.
  • C. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
  • D. tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đến nông nghiệp của nước ta?

  • A. Ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
  • B. Làm cho nông nghiệp nước ta tồn tại song song hai nền nông nghiệp.
  • C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
  • D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.

Câu 22: Ý nào sau đây không đúng với đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa?

  • A. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.
  • B. Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc.
  • C. Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa.
  • D. Năng suất lao động cao hơn nông nghiệp cổ truyền.

Câu 23: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2010 (%)

 Đề 7: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

  • A. Tỉ trọng kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
  • B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng.
  • C. Kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và giảm.
  • D. Tỉ trọng kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm.

Câu 24: Động Phong Nha - Kẻ Bàng ở nước ta được hình thành chủ yếu do tác động của quá trình

  • A. phong hóa lí học và sinh học
  • B. phong hóa hóa học
  • C. phong hóa sinh học
  • D. phong hóa lí học

Câu 25: Hiện nay giá nông sản của EU thấp hơn so với thị trường thế giới là vì

  • A. sản xuất đa dạng nông sản.
  • B. áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
  • C. mở rộng thị trường tiêu thụ.
  • D. EU trợ giá cho hàng nông sản.

Câu 26: Cho biểu đồ và các nhận định sau :

 Đề 7: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019

1. Tốc độ tăng dân số thế giới giai đoạn 1950 - 1975 nhanh hơn giai đoạn 1975 - 2009.

2. Tỉ trọng dân số của các nước đang phát triển ngày càng giảm, tỉ trọng dân số của các nước phát triển ngày càng tăng.

3. Năm 2009 dân số các nước đang phát triển cao gấp 4,55 lần so với các nước phát triển.

4. Năm 2009 tỉ trọng dân số của các nước phát triển và đang phát triển trong tổng dân số thế giới lần lượt là : 18,01% và 81,99%.

Số nhận định đúng so với biểu đồ trên là

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?

  • A. Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng.
  • B. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.
  • C. Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Quảng Bình.
  • D. Tuyên Quang, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Câu 28: Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là

  • A. từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
  • B. dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
  • C. nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
  • D. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

Câu 29: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam:

  • A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
  • B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
  • C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố .
  • D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

Câu 30: Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích chính là

  • A. khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
  • B. tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
  • C. kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
  • D. đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Câu 31: Biểu hiện nào sau đây là chung nhất chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều?

  • A. Quá trình và trình độ đô thị hóa giữa các quốc gia khác nhau.
  • B. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp.
  • C. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.
  • D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia còn chưa hợp lí.

Câu 32: Việt Trì là một trung tâm công nghiệp

  • A. Có quy mô trung bình, có ý nghĩa địa phương.
  • B. Có quy mô rất nhỏ, có ý nghĩa địa phương.
  • C. Có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia.
  • D. Có quy mô trung bình, có ý nghĩa vùng.

Câu 33: Một trong những điều kiện kinh tế-xã hội làm cho hoạt động đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do

  • A. hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn.
  • B. có các cơ sở chế biến thủy, hải sản phát triển.
  • C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
  • D. đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm, bãi cá.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết 2 vùng chuyên canh cao su lớn ở nước ta?

  • A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
  • B. Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
  • D. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 35: Quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với rừng phòng hộ là

  • A. bảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
  • B. bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia, và các khu bảo tồn thiên nhiên.
  • C. xây dựng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học của các vườn quốc gia
  • D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc

Câu 36: Điều kiện thuận lợi chủ yếu nhất ở Đông Nam Á để trồng cây lúa nước là

  • A. có hai mùa mưa, khô; đủ nước tưới tiêu, nền nhiệt cao; đất feralit.
  • B. có mùa đông lạnh; nền nhiệt cao, đủ nước tưới tiêu; đất phù sa.
  • C. nền nhiệt quanh năm cao, nhiều nước, độ ẩm dồi dào; đất phù sa.
  • D. nền nhiệt quanh năm cao; đất feralit có diện tích rộng, đủ nước tưới.

Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007?

  • A. Sản lượng dầu có xu hướng giảm.
  • B. Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh hơn dầu.
  • C. Sản lượng than có tốc độ tăng liên tục.
  • D. Sản lượng khai thác dầu và than tăng liên tục qua các năm.

Câu 38: Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là

  • A. ô nhiễm môi trường nước và lượng nước phân bố không đều theo thời gian.
  • B. lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng.
  • C. thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm môi trường.
  • D. lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm môi trường.

Câu 39: Dựa vào bảng số liệu:

DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2014: (đơn vị: nghìn ha)

Năm

Tổng số

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Tổng

Trong đó: Lúa

Tổng

Trong đó: Cây công nghiệp

2000

12644

10540

7666

2104

1451

2005

13287

10819

7329

2468

1634

2010

14061

11214

7489

2847

2011

2014

14809

11665

7816

3144

2134

Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây trồng phân theo nhóm cây ở nước ta giai đoạn 2000 - 2014?

  • A. Diện tích lúa luôn lớn hơn diện tích cây công nghiệp.
  • B. Tổng diện tích các loại cây trồng của nước ta tăng liên tục.
  • C. Diện tích cây hàng năm lớn hơn diện tích cây lâu năm.
  • D. Diện tích lúa luôn tăng và chiếm tỉ lệ lớn trong diện tích cây hàng năm.

Câu 40: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam (từ 16°B trở vào) nước ta

  • A. quanh năm nóng.
  • B. có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
  • C. về mùa khô có mưa phùn.
  • D. không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.

Xem thêm các bài Đề thi Địa lí 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Địa lí 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Địa những năm trước

6. Đề thi THPTQG môn Địa năm 2017 (tất cả các mã đề)

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.