Đề 3: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018

Đề 3: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

Câu 1: Dựa vào Atslats Địa lý Việt Nam cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc?

  • A. Dãy núi Pu Sam Sao.
  • B. Hoàng Liên Sơn
  • C. Pu Đen Đinh
  • D. Dãy Trường sơn

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ( Gió mùa mùa đông)?

  • A. Luôn có tính chất lạnh khô khi hoạt động ở nước ta.
  • B. Di chuyển theo hướng Đông bắc.
  • C. Chủ yếu hoạt động ở phía Bắc dãy Bạch mã.
  • D. Hoạt động theo từng đợt trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Câu 3: Lượng mưa trung bình năm có thể đạt 3500- 4000mm/năm là ở

  • A. vùng ven biển.
  • B. những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.
  • C. Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • D. ở vùng vịnh Bắc Bộ.

Câu 4: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây nam là

  • A. Bắc trung Bộ
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long
  • C. Miền núi và Trung du Bắc Bộ
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 5: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của biển Đông không thể hiện ở

  • A. sự phong phú đa dạng của tài nguyên sinh vật biển.
  • B. giàu dầu mỏ và khí đốt.
  • C. có các dòng biển thay đổi theo mùa.
  • D. nhiệt độ nước biển quanh năm cao trên 20 độ C.

Câu 6: Đây không phải là hạn chế của vùng đồi núi nước ta?

  • A. Xói mòn, rửa trôi.
  • B. Địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh.
  • C. Ngập lụt.
  • D. Lở đất, lũ quét..

Câu 7: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở vùng đồng bằng của Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

  • A. xói mòn rửa trôi đất ở miền núi..
  • B. ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn..
  • C. thiếu nước trong mùa khô...
  • D. lũ quét

Câu 8: ASEAN được thành lập vào năm

  • A. 1999.
  • B. 1995.
  • C. 1967.
  • D. 1957.

Câu 9: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại của nhân loại diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
  • B. Cuối thế kỷ XX.
  • C. Thế kỷ XX.
  • D. Thế kỷ XXI.

Câu 10: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta có biểu hiện là:

  • A. cân bằng ẩm luôn dương.
  • B. lượng mưa trung bình năm lớn.
  • C. mỗi năm có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.
  • D. nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C.

Câu 11: APEC là tên gọi viết tắt của tổ chức:

  • A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái bình Dương.
  • B. Liên Minh Châu Âu.
  • C. Hiệp ước thuơng mại tự do Bắc Mỹ.
  • D. Thị trường chung Nam Mỹ.

Câu 12: Đây không phải là dạng địa hình do biển tạo nên?

  • A. Tam giác châu.
  • B. Các khe rãnh xói mòn
  • C. Vịnh cửa sông.
  • D. Bãi cát phẳng

Câu 13: Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức liên kết khu vực?

  • A. EU.
  • B. MERCOSUR.
  • C. WTO.
  • D. ASEAN.

Câu 14: Cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng núi Trường Sơn Nam?

  • A. Đắc Lắc
  • B. Mơ Nông Di linh
  • C. Plâycu
  • D. Mộc Châu

Câu 15: Khí hậu quanh năm mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25 độ C, mưa nhiều, độ ẩm tăng...là đặc điểm khí hậu của đai:

  • A. cận nhiệt đới gió mùa trên núi
  • B. nhiệt đới gió mùa.
  • C. ôn đới trên núi.
  • C. đai có độ cao dưới 1000m

Câu 16: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2005 VÀ 2015

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2015 so với năm 2005?

  • A. Khu vực Nhà nước tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm
  • B. Khu vực ngoài Nhà nước giảm, khu vực Nhà nước tăng.
  • C. Khu vực Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
  • D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, khu vực ngoài Nhà nước giảm.

Câu 17: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

  • A. rừng gió mùa nửa rụng lá.
  • B. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
  • C. rừng nhiệt đới thường xanh.
  • D. rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 18: Đây không phải là ý nghĩa kinh tế - xã hội của vị trí địa lý nước ta?

  • A. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống.
  • B. Tạo điều kiện thuận lợi để nước ta chung sống hòa bình hữu nghị với các nước láng giềng..
  • C. Tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.
  • D. Giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên TG.

Câu 19: Cho bảng số liệu:DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN

(Đơn vị: triệu người)

Năm

2000

2005

2009

2014

Tổng số

77,6

82,4

86,0

90,7

Thành thị

18,7

22,3

25,6

30,0

Nông thôn

58,9

60,1

60,4

60,7

Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A. Biểu đồ tròn.
  • B. Biểu kết hợp.
  • C. Biểu đồ cột
  • D. Biểu đồ miền.

Câu 20: Cho biểu đồ:

Hãy cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

  • A. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta.
  • B. Sự chuyển biến giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động.
  • C. Quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động.
  • D. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động.

Câu 21: Điểm cực Đông của nước ta thuộc tỉnh (TP) nào sau đây?

  • A. Vũng Tàu.
  • B. Cà Mau.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Phú Yên.

Câu 22: Cho bảng số liệu sau

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA (2005-2010)

Năm

2005

2007

2009

2010

Sản lượng (nghìn tấn)

3467

4200

4870

5128

- Khai thác

1988

2075

2280

2421

- Nuôi trồng

1479

2125

2590

2707

Giá trị sx (tỉ đồng)

38784

47014

53654

56966

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005- 2010?

  • A. Sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng
  • B. Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng
  • C. Sản lượng nuôi trồng tăng chậm hơn sản lượng khai thác
  • D. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua các năm đều giảm

Câu 23: Tính chất nhiệt đới ẩm của sông ngòi nước ta không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Chế độ nước sông phân hóa theo mùa
  • B. Giàu phù sau.
  • C. Lưu lượng nước sông lớn khoảng 839 tỷ m3
  • D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 24: Cao nhất cả nước với địa hình hiểm trở,các dãy núi có hướng TB- ĐN là đặc điểm của vùng núi

  • A. Trường Sơn Nam.
  • B. Tây bắc.
  • C. Trường Sơn Bắc.
  • D. Đông Bắc.

Câu 25: Bão lũ, trượt lở đất đá,hạn hán là những thiên tai thường xảy ra ở miền

  • A. Miền Bắc và Đông Bắc bắc Bộ.
  • B. Nam Trung bộ và Nam bộ.
  • C. Tây bắc và Bắc Trung Bộ.
  • D. Nam Bộ.

Câu 26: Theo quy hoạch để đảm bảo vai trò của rừng đối với môi trường,độ che phủ rừng ở nước ta phải đạt là

  • A. 40%
  • B. 45-50%
  • C. 70-80%
  • D. 100%

Câu 27: Dựa vào Atslat Địa lý Việt Nam, cho biết tỉnh ( TP ) nào sau đây của nước ta không giáp với Trung Quốc?

  • A. Lai Châu.
  • B. Lào Cai.
  • C. Điên Biên
  • D. Yên Bái.

Câu 28: Biển Đông nước ta có diện tích là

  • A. khoảng 1 triệu km2
  • B. 3,744 triệu km2
  • C. 3,477 triệu km2
  • D. 3,447 triệu km2

Câu 29: Sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo độ cao thể hiện rõ ở sự phân hóa của

  • A. nhiệt độ, sinh vật.
  • B. khí hậu, đất đai, sinh vật.
  • C. sinh vật, lượng mưa.
  • D. đất đai.

Câu 30: Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ đất ở miền núi- trung du nước ta là:

  • A. làm ruộng bậc thang
  • B. phát triển thuỷ lợi
  • C. cải tạo đất
  • D. Bảo vệ đất gắn với bảo vệ rừng

Câu 31: Dựa vào Atslat Địa lý Việt Nam, cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh(TP) nào?

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Phú Yên.
  • C. Quãng Ngãi.
  • D. Khánh Hòa.

Câu 32: Quanh năm nhiệt độ thấp dưới 15 độ C, mùa đông xuống dưới 5 độ C các loại thực vật chủ yếu là thiết sam,lãnh sam.. là đặc điểm tự nhiên của đai:

  • A. nhiệt đới gió mùa ẩm.
  • B. cận nhiệt đới gió mùa trên núi cao ( > 1700m)
  • C. cận nhiệt đới gió mùa
  • D. đai ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 33: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA (2005-2010)

Năm

2005

2007

2009

2010

- Khai thác

1988

2075

2280

2421

- Nuôi trồng

1479

2125

2590

2707

Giá trị sx (tỉ đồng)

38784

47014

53654

56966

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 -2010 là

  • A. miền.
  • B. cột
  • C. kết hợp.
  • D. đường.

Câu 34: Địa hình thấp, bằng phẳng và trên bề mặt có nhiều kênh rạch là đặc điểm địa hình của đồng bằng

  • A. Sông Hồng.
  • B. Bắc trung bộ.
  • C. Sông Cửu long.
  • D. Duyên hải miền Trung.

Câu 35: Cho bảng số liệu về nhiệt độ của một số nơi ở nước ta.

Nhận định nào sau đây chưa chính xác?

  • A. Càng vào nam nhiệt độ trung bình càng tăng
  • B. Vào tháng 1, độ vĩ càng tăng thì nhiệt độ trung bình càng giảm.
  • C. Vào tháng 7,nhiệt độ trung bình các địa điểm đều cao trên 25 độ C
  • D. Càng vào nam biên độ nhiệt độ càng tăng.

Câu 36: Ngập lụt ở Trung Bộ diễn ra chủ yếu ở các tháng

  • A. tháng V -X
  • B. tháng IX-XII.
  • C. tháng IX –X
  • D. tháng X –XII.

Câu 37: Đây không phải là tài nguyên khoáng sản biển?

  • A. Cát
  • B. Sinh vật biển.
  • C. Dầu khí
  • D. Muối

Câu 38: Việt nam không tham gia vào tổ chức nào sau đây?

  • A. ASEAN.
  • B. WTO.
  • C. OPEC
  • D. APEC

Câu 39: Hiện nay nước có dân số đông nhất Thế giới là

  • A. Trung Quốc.
  • B. Liên Bang Nga.
  • C. Hoa Kỳ
  • D. Ấn độ.

Câu 40: Hiện tượng cát bay cát chảy lấn chiếm ruộng vườn làng mạc làm hoang hóa đất đai phổ biến nhất ở

  • A. Bắc bộ
  • B. Nam bộ.
  • C. Tất cả các vùng ven biển.
  • D. Ven biển miền Trung.

Xem thêm các bài Đề thi Địa lí 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Địa lí 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Địa những năm trước

6. Đề thi THPTQG môn Địa năm 2017 (tất cả các mã đề)

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.