Đề 6: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018

Đề 6: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

 Câu 1: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mưa nhiều vào mùa

  • A. đông - xuân.
  • B. thu - đông.
  • C. hè - thu.
  • D. xuân - hè.

Câu 2: Có nhiều tiềm năng về du lịch, thủy điện, khoáng sản, ... là thế mạnh của khu vực:

  • A. đồng bằng duyên hải.
  • B. đồng bằng châu thổ.
  • C. đồi núi.
  • D. miền đồi trung du.

Câu 3: Đường cơ sở nước ta được xác định là đường

  • A. tính từ mực nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.
  • B. cách đều bờ biển 12 hải lý.
  • C. nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
  • D. nối các đảo ven bờ.

Câu 4: Mưa lớn ở Duyên hải Nam Trung Bộ và khô hạn ở Tây Nguyên, Nam Bộ là do:

  • A. gió Tây khô nóng.
  • B. gió mùa Tây Nam.
  • C. gió mùa Đông Bắc.
  • D. gió tín phong Bắc bán cầu.

Câu 5: Khó khăn lớn nhất của nước ta do gần Biển Đông là:

  • A. hiện tượng cát bay, cát chảy.
  • B. sạt lở bờ biển.
  • C. tài nguyên sinh vật biển suy thoái nghiêm trọng.
  • D. bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng.

Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị loại 1 ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A. Thái Bình.
  • B. Hà Nội.
  • C. Nam Định.
  • D. Hải Phòng.

Câu 7: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tổng số dân và số dân thành thị của nước ta trong giai đoạn 1995 – 1014 là biểu đồ

Năm

1995

2000

2005

2010

2014

Tổng số dân

72,0

77,6

82,4

86,9

90,7

Số dân thành thị

14,9

18,7

22,3

26,5

30,3

 

  • A. kết hợp.
  • B. miền.
  • C. đường.
  • D. cột chồng.

Câu 8: Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014 (làm tròn đến hàng thập phân thứ nhất) là

Năm

1995

2000

2005

2010

2014

Tổng số dân

72,0

77,6

82,4

86,9

90,7

Số dân thành thị

14,9

18,7

22,3

26,5

30,3

 

  • A. 126.0%.
  • B. 125.9%
  • C. 79.4%.
  • D. 80.0%.

Câu 9: Năm 2014, tỉ lệ dân đô thị của nước ta là

Năm

1995

2000

2005

2010

2014

Tổng số dân

72,0

77,6

82,4

86,9

90,7

Số dân thành thị

14,9

18,7

22,3

26,5

30,3

 

  • A. 33,1%.
  • B. 30,1%.
  • C. 36,1%.
  • D. 33,2%.

Câu 10: Hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở diện rộng là thiên tai chủ yếu của miền

  • A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • C. Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • D. Duyên hải miền Trung.

Câu 11: Vùng có số lượng đô thị ít nhất của nước ta là

  • A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 12: 2/3 diện tích đất nhiễm mặn và nhiễm phèn là một trong những đặc điểm của đông bằng

  • A. sông Hồng.
  • B. duyên hải Bắc Trung Bộ.
  • C. duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. sông Cửu Long.

Câu 13: Khí hậu tiêu biểu của miền Nam nước ta là

  • A. cận xích đạo gió mùa.
  • B. cận nhiệt đới có mùa đông lạnh.
  • C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
  • D. ôn đới gió mùa.

Câu 14: Đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long ở nước ta hàng năm được mở rộng ra biển là do quá trình

  • A. bóc mòn.
  • B. vận chuyển.
  • C. xâm thực.
  • D. bồi tụ.

Câu 15: Tỉnh có lượng mưa ít nhất của nước ta là (Atlat Địa lí Việt Nam trang 9)

  • A. Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • B. Ninh Thuận.
  • C. Lạng Sơn.
  • D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 16: Khu vực có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn ở nước ta là

  • A. Tây Bắc.
  • B. Trường Sơn Nam.
  • C. Đông Bắc.
  • D. Trường Sơn Bắc.

Câu 17: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của miền Bắc nước ta là

  • A. rừng cận xích đạo gió mùa.
  • B. rừng xích đạo gió mùa.
  • C. rừng nhiệt đới gió mùa.
  • D. rừng cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 18: Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở:

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 19: Vùng có mật độ dân số thấp nhất ở nước ta là

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Tây Bắc.

Câu 20: Ý nào đúng nhất khi nói về nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của nước ta?

  • A. Quá trình đô thị hóa.
  • B. Kết quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
  • C. Kết quả của nền kinh tế thị trường.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

Câu 21: Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề gay gắt vì

  • A. thiếu lao động lành nghề.
  • B. lao động dồi dào trong khi kinh tế phát triển chậm.
  • C. lao động có trình độ cao ít.
  • D. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao.

Câu 22: Ý nào dưới đây không phải là một trong những biện pháp duy trì đa dạng sinh học ở nước ta?

  • A. Ban hành Sách đỏ Việt Nam.
  • B. Xây dựng, mở rộng hệ thống vườn quốc gia.
  • C. Nhà nước giao đất giao rừng cho các hộ dân.
  • D. Quy hoạch khai thác.

Câu 23: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của dân số nước ta?

  • A. Đa chủng tộc.
  • B. Đông dân, nhiều thành phần dân tộc.
  • C. Tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
  • D. Phân bố chưa hợp lý.

Câu 24: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 4,5, nước nào không có vùng biển chung với nước ta?

  • A. Myanma.
  • B. Malaysia.
  • C. Thái Lan.
  • D. Indonesia.

Câu 25: Dốc sườn đông, thoải sườn tây là đặc điểm của khu vực địa hình

  • A. Đông Bắc.
  • B. Trường Sơn Bắc.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 26: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta là vùng biển

  • A. Vịnh Thái Lan.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ.
  • D. Vịnh Bắc Bộ.

Câu 27: Trong giai đoạn 2005 – 2014, cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

  • A. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
  • B. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
  • C. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
  • D. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng.

Câu 28: Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ?

  • A. Tổng số lao động năm 2014 lớn hơn năm 2005.
  • B. Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng cao nhất.
  • C. Tỉ lệ lao động khu vực dịch vụ tăng nhanh.
  • D. Tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng chậm.

Câu 29: Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng biển nước ta là:

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Duyên hải Bắc Trung Bộ.
  • C. Vịnh Bắc Bộ.
  • D. Vịnh Thái Lan.

Câu 30: Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhất ở nước ta là

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 31: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta không bị khô hạn như các nước khác cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi là do nước ta nằm.

  • A. ở vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu.
  • B. giáp Biển Đông.
  • C. trên đường di cư của nhiều sinh vật.
  • D. gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 32: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là

  • A. thấp dần từ tây sang đông.
  • B. thấp dần từ tây bắc đến đông nam.
  • C. cao dần từ tây bắc đến đông nam.
  • D. thấp dần từ đông bắc đến tây nam.

Câu 33: Tác động lớn nhất của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là

  • A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • B. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • C. tăng cường cơ sở vật chất ở đô thị.
  • D. giải quyết việc làm cho người lao động.

Câu 34: 85% diện tích nước ta là địa hình

  • A. đồi núi có độ cao trung bình.
  • B. núi cao.
  • C. đồi núi thấp.
  • D. đồng bằng.

Câu 35: Ý nào dưới đây không phải là hướng giải quyết việc làm ở nước ta?

  • A. Phân bố lại dân cư và lao động.
  • B. Khuyến khích sinh viên đi du học.
  • C. Thực hiện tốt chính sách dân số.
  • D. Xuất khẩu lao động, hợp tác đầu tư.

Câu 36: Ranh giới tự nhiên của 4 khu vực địa hình đồi núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam ở nước ta là

  • A. dãy Hoàng Liên Sơn, sông Cả, dãy Bạch Mã.
  • B. dãy Con Voi, sông Cả, dãy Bạch Mã
  • C. sông Hồng, sông Cả, dãy Bạch Mã.
  • D. dãy Hoàng Liên Sơn, sông Mã, dãy Hoành Sơn.

Câu 37: Vùng chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng rõ nhất ở nước ta là (Atlat Địa lí Việt Nam trang 9)

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Tây Bắc.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 38: Phần lớn diện tích lưu vực sông Mê Kông của nước ta thuộc khu vực nào? (Atlat Địa lí Việt Nam trang 10)

  • A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
  • B. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Câu 39: Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi là

  • A. nguồn lao động dồi dào.
  • B. thị trường tiêu thụ lớn.
  • C. lao động có kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất.
  • D. quỹ phúc lợi xã hội cao

Câu 40: Biển Đông nằm trong vùng:

  • A. cận xích đạo gió mùa.
  • B. ôn đới gió mùa.
  • C. nhiệt đới gió mùa.
  • D. cận nhiệt đới gió mùa.

Xem thêm các bài Đề thi Địa lí 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Địa lí 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Địa những năm trước

6. Đề thi THPTQG môn Địa năm 2017 (tất cả các mã đề)

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.