Câu 1: Ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy núi
- A. Tam Đảo.
-
B. Bạch Mã.
- C. Hoành Sơn.
- D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 2: Khó khăn thường xuyên đe dọa đến sản xuất lương thực ở nước ta là
-
A. bão lụt, hạn hán.
- B. rét đậm, rét hại.
- C. mùa khô sâu sắc.
- D. ô nhiễm môi trường.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp?
- A. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.
- B. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
-
C. Đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.
- D. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị.
Câu 4: Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng chủ yếu do sự phân hóa của các điều kiện
- A. khí hậu và địa hình.
- B. đất trồng và nguồn nước.
- C. nguồn nước và khí hậu.
-
D. địa hình và đất trồng.
Câu 5: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?
- A. Cấu trúc địa hình theo hai hướng chính.
- B. Địa hình có tính phân bặc rõ rệt.
- C. Địa hình ¾ là đồi núi, chủ yế là núi thấp.
-
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của sông ngòi.
Câu 6: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta, hàng năm sản xuất được
-
A. 1,3 – 1,4 tỉ lít bia.
- B. 1,5 – 1,6 tỉ lít bia.
- C. 1,7 – 1,8 tỉ lít bia.
- D. 2,0 – 2,2 tỉ lít bia.
Câu 7: Sự phân hóa đa dạng về tự nhiên nước ta giữa miền Bắc với miền Nam, đồng bằng với miền núi là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
-
A. Vị trí và hình thể lãnh thổ.
- B. Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
- C. Do vị trí địa lí.
- D. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
Câu 8: Trong sản xuất nông nghiệp ngành chăn nuôi đang từng bước trở thành ngành chính là do
-
A. vấn đề lương thực đã được giải quyết tốt.
- B. ngành chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao.
- C. chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
- D. ý thức của người dân về ngành chăn nuôi thay đổi.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
-
A. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.
- B. mùa khô sâu sắc kéo dài.
- C. sự thất thường của mùa khí hâu.
- D. xói mòn, rửa trôi, ngập lụt.
Câu 10: Ở vùng biển nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng các nước có thể đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm... đó là vùng
- A. thềm lục địa.
-
B. đặc quyền kinh tế.
- C. tiếp giáp lãnh hải.
- D. nội thủy.
Câu 11: Dựa vào At lat trang 21, các ngành luyện kim đen, luyện kim màu, điện tử tin học , là những ngành chủ yếu của trung tâm công nghiệp
-
A. Thành phố Hồ Chí Minh
- B. Hải Phòng.
- C. Đà Nẵng.
- D. Hà Nội.
Câu 12: Quan sát At lat trang 12, xác định dãy núi nào sau đây ở nước ta có rừng ôn đới núi cao?
- A. Bạch Mã.
- B. Pu – sam – sao.
- C. Pu – đen - đinh.
-
D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 13: Căn cứ vào At Lat trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông nào?
-
A. Sông Chảy.
- B. Sông Đà.
- C. Sông Lô.
- D. Sông Hồng.
Câu 14: Dựa vào At lat trang 9, hãy cho biết, bão di chuyển vào nước ta có tần suất lớn nhất vào tháng mấy?
- A. Tháng 12.
- B. Tháng 10.
- C. Tháng 11.
-
D. Tháng 9.
Câu 15: Căn cứ vào At lat trang 13, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không phải của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
- A. Mộc Châu.
-
B. Lâm Viên.
- C. Sín Chải.
- D. Sơn La.
Câu 16: Giá trị sản xuất cây công nghiệp chiếm bao nhiêu % trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005?
- A. 59,2%.
- B. 44,8%.
- C. 38,5%.
-
D. 23,7%.
Câu 17: Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô, là đặc điểm của
- A. đồng bằng sông Cửu Long.
-
B. đồng bằng sông Hồng.
- C. đồng bằng ven biển.
- D. đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.
Câu 18: Ý nào sau đây không đúng về đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Gần 2/3 diện tích là đất mặn, đất phèn.
- B. Là đồng bằng châu thổ sông.
-
C. Có các ô trũng ngập nước.
- D. Địa hình thấp và bằng phẳng.
Câu 19: Cây lương thực chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nước ta (năm 2005) ?
- A. 57,2%.
- B. 58,2%.
-
C. 59,2%.
- D. 56,2%.
Câu 20: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành
- A. công nghiệp điện tử.
- B. công nghiệp dầu khí.
-
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- D. công nghiệp cơ khí và hoá chất.
Câu 21: Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là
- A. cấu trúc địa chất phức tạp.
-
B. vị trí địa lý, lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài .
- C. việc khai thác luôn đi đôi với bảo vệ rừng.
- D. điều kiện khí hậu thuận lợi.
Câu 22: Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
- A. hình thành các vùng công nghiệp.
- B. phát triển các trung tâm công nghiệp.
-
C. tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- D. xây dựng các khu công nghiệp.
Câu 23: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở rìa
- A. Đông Nam Bộ.
- B. đồng bằng sông Cửu Long.
-
C. phía bắc và phía tây ĐBS Hồng.
- D. ven biển miền Trung
Câu 24: Thất nghiệp được hiểu là gì?
- A. Sinh viên tốt nghiệp Đại học chưa tìm được việc làm.
- B. Sinh viên tốt nghiệp Đại học làm trái nghề được đào tạo.
-
C. Người có việc làm nhưng bị gián đoạn do nhiều lí do.
- D. Người đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
Câu 25: Nước ta có nhiều thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ là ở
- A. sông suối.
-
B. đầm phá.
- C. ao hồ.
- D. kênh rạch.
Câu 26: Khí tự nhiên ở nước ta hiện nay đang được khai thác để làm nguyên liệu cho
- A. nhà máy điện Cà Mau.
-
B. nhà máy điện Phú Mĩ.
- C. nhà máy điện Trà Nóc.
- D. sản xuất phân đạm Phú Mĩ, Cà Mau.
Câu 27: Với đặc điểm cơ bản là có ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam, đó là vùng núi
- A. Trường Sơn Nam.
-
B. Tây Bắc.
- C. Trường Sơn Bắc.
- D. Đông Bắc.
Câu 28: Nhịp độ gia tăng dân số của nước ta biến đổi qua các thời kỳ và tăng nhanh nhất trong giai đoạn
- A. 1979 - 1989.
- B. 1990 - 2000.
- C. 1965 - 1975.
-
D. 1954 - 1960.
Câu 29: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta là
-
A. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- B. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- C. tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm.
- D. mức sống của người dân được cải thiện.
Câu 30: Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là đặc điểm của vùng
- A. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- B. Bắc Trung Bộ.
- C. Đông Nam Bộ
-
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 31: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc?
- A. Các dãy núi song song và so le nhau.
- B. Mạch núi cuối cùng đâm ngang ra biển.
- C. Thấp, hẹp ngang, nâng cao hai đầu.
-
D. Địa hình cao nhất cả nước.
Câu 32: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ thứ 7 là do
- A. kinh tuyến 1050 N chạy qua.
- B. kinh tuyến 1050 B chạy qua.
- C. kinh tuyến 1050 T chạy qua.
-
D. kinh tuyến 1050 Đ chạy qua.
Câu 33: Đặc điểm nào sau đây đúng với đồng bằng sông Hồng?
-
A. Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển.
- B. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- C. Vùng trong đê được bồi đắp phù sa hàng năm.
- D. Có các vùng chưa được bồi lấp xong.
Câu 34: Yếu tố nào được coi là cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một khu công nghiệp?
- A. Vốn đầu tư, chính sách.
- B. Dân cư và nguồn lao động.
-
C. Điện, đường và thông tin liên lạc.
- D. Lương thực - Thực phẩm.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng với khu công nghiệp?
- A. Chuyên sản xuất công nghiệp.
-
B. Không có ranh giới địa lí xác định.
- C. Do chính phủ quyết định thành lập.
- D. Không có dân cư sinh sống.
Câu 36: Cơ khí, khai thác than là hướng chuyên môn hóa của cụm công nghiệp
-
A. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.
- B. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa.
- C. Đông Anh – Thái Nguyên.
- D. Đáp Cầu – Bắc Giang.
Câu 37: Cho bảng số liệu sau: Diện tích cà phê, cao su nước ta giai đoạn 1975-2002 (đơn vị: nghìn ha)
Năm |
1975 |
1980 |
1985 |
1990 |
1996 |
1999 |
2002 |
Cà phê |
19.0 |
22.5 |
44.7 |
119.3 |
254.2 |
397.4 |
531.3 |
Cao su |
88.2 |
8.3 |
180.2 |
221.7 |
254.2 |
394.3 |
429.0 |
Để thể hiện tốc độ thay đổi diện tích Cà phê và Cao su của nước ta giai đoạn trên, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ
- A. Miền.
-
B. Đường.
- C. Cột.
- D. Tròn.
Câu 38: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA
Năm |
2005 |
2007 |
2009 |
2010 |
Sản lượng (nghìn tấn) |
3 467 |
4 200 |
4 870 |
5 128 |
- Khai thác |
1 988 |
2 075 |
2 280 |
2 421 |
- Nuôi trồng |
1 479 |
2 125 |
2 590 |
2 707 |
Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá so sánh 1994) |
38 784 |
47 014 |
53 654 |
56 966 |
Biểu đồ thích hợp nhất với bảng số liệu trên là biểu đồ gì?
- A. Cột đơn, đường.
- B. Cột ghép, đường.
- C. Cột chồng, miền.
-
D. Cột chồng, đường.
Câu 39: Cho bảng số liệu sau: Dân số, sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1995 – 2008
Năm |
1995 |
1999 |
2003 |
2008 |
Số dân (nghìn người) |
71995 |
76596 |
80468 |
85122 |
Sản lượng lương thực (nghìn tấn) |
26142 |
33150 |
37706 |
43305 |
Bình quân lương thực đầu người của nước ta năm 2008 là
- A. 196,5tạ/ năm.
- B. 196,5kg/ năm.
-
C. 508kg/ năm.
- D. 508tạ/ năm.
Câu 40: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
- A. Tôc độ tăng trưởng giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành của nước ta 1990-2005.
- B. Quy mô giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành của nước ta 1990-2005.
-
C. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành của nước ta 1990-2005.
- D. Sự thay đổi giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành của nước ta 1990-2005.