Đề 10: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018

Đề 10: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

Câu 1. Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng

  • A. 0,5 triêụ km                      
  • B. 0,7 triêụ km                 
  • C. 1,0 triêụ km                 
  • D. 1,2 triêụ km

Câu 2. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là

  • A. nội thủy.           
  • B. lãnh hải.         
  • C. vùng tiếp giáp lãnh hải.         
  • D. vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 3. Vùng núi cao nhất nước ta là

  • A. Đông Bắc.                  
  • B. Tây Bắc.            
  • C. Trường Sơn Bắc.       
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 4. Căn cứ vào cấp quản lí, đô thị nào sau đây của nƣớc ta không phải là đô thị trực thuộc Trung Ương?

  • A. Hà Nội.                      
  • B. TP Hồ Chí Minh.               
  • C. Huế.                                
  • D. Đà Nẵng.

Câu 5. Vùng nào sau có sản lượng lơng thực lớn nhất ở nƣớc ta?

  • A. Đồng Bằng Sông Hồng                                      
  • B. Đồng Bằng Sông Cửu Long.
  • C. Đông Nam Bộ.                                                   
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 6. Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là

  • A. Đông Nam Bộ.                                              
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.                           
  • D. Trung du miền núi Bắc Bộ

Câu 7. Vùng có trữ năng thủy điêṇ bâc̣ nhất ở nước ta là

  • A. Bắc Trung Bộ.                                   
  • B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • C. Đông Nam Bộ.                                  
  • D. Tây Nguyên.

Câu 8. Đồng bằng sông Cửu Long phát triển về chăn nuôi thủy cầm và thủy sản là do

  • A. kênh rạch chằng chịt.                                      
  • B. chính sách ưu tiên phát triển.
  • C. có diện tích mặt nƣớc lớn.                               
  • D. đem lại lợn nhuận cao cho người sản xuất.

Câu 9. Tây Nguyên dẫn đầu cả nước về diện tích trồng cây công nghiệp nào?

  • A. Cây điều.                
  • B. Cây chè.                    
  • C. Cây cao sản.                          
  • D. Cây cà phê.

Câu 10. Vùng sản xuất muối lớn nhất nước ta là

  • A. Bắc Trung Bộ.                                   
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. đồng bằng sông Cửu Long.                 
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?

  • A. Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ; khai phá từ lâu và biến đổi mạnh.
  • B. Vùng trong đê không được phù sa bồi tụ, gồm các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được phù sa bồi hàng năm.
  • C. Chịu tác động mạnh của thủy triều.
  • D. Rộng khoảng 15 nghìn km2, cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

Câu 12: Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện, thị tiếp giáp với biển?

  • A. 3 huyện, thị (Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền)
  • B. 4 huyện, thị (Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền)
  • C. 5 huyện thị (Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà)
  • D. 6 huyện thị (Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà)

Câu 13: Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam?

  • A. Trăn, rắn, cá sấu.                 
  • B. Thú lớn (voi, hổ, báo)
  • C. Thú có móng vuốt.               
  • D. Thú có lông dày (gấu, chồn .. )

Câu 14: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào?

  • A. Mùa đông bớt lạnh, nhưng khô hơn.
  • B. Mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp.
  • C. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió tây, lượng mưa giảm.
  • D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

Câu 15: Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?

  • A. Cho năng suất sinh vật cao.                
  • B. Giàu tài nguyên động vật.
  • C. Có nhiều loài cây gỗ quý.                     
  • D. Phân bố ven biển.

Câu 16: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới gió mùa là

  • A. trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đƣờng chân trời và vị trí nƣớc ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á.
  • B. nước ta ở trong vùng nội khí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
  • C. trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nƣớc ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
  • D. vị trí nứơc ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat trang 13, ở vùng núi Đông Bắc, lần lượt từ Đông sang Tây là các cánh cung núi

  • A. Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm.          
  • B. Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều.
  • C. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.           
  • D. Sông Gâm, Bắc Sơn, Đông Triều, Ngân Sơn.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, đi từ Bắc vào Nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu

  • A. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.            
  • B. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
  • C. Cầu Treo, Tây Trang, Lao Bảo, Bờ Y.             
  • D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

Câu 19: Căn cứ vào Atltat Việt Nam trang 4-5, nước ta là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước

  • A. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.
  • B. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc.
  • C. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc.
  • D. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat trang 13-14, theo thứ tự từ Nam ra Bắc lần lượt là các vịnh biển

  • A. Hạ Long, Cam Ranh, Vân Phong, Xuân Đài, Diễn Châu.
  • B. Cam Ranh, Vân Phong, Diễn Châu, Xuân Đài, Hạ Long.
  • C. Cam Ranh, Vân Phong, Xuân Đài, Diễn Châu, Hạ Long.
  • D. Hạ Long, Diễn Châu, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh.

Câu 21. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên là

  • A. thiếu nước vào mùa khô.
  • B. địa hình bị cắt xẻ.
  • C. diện tích đất bị xói mòn lớn.
  • D. khí hậu phân hóa.

Câu 22. Những tỉnh, thành phố nào ở nước ta có hai huyêṇ đảo?

  • A. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa.
  • B. Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang.
  • C. Quảng Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa.
  • D. Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 23. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2010.

(đơn vị: %)

Năm

Tổng số

                           Chia ra

Đánh bắt

Nuôi trồng

2000

100,0

55,5

44,5

2010

100,0

38,4

61,6

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, nhà xuất bản Thống kê 2014)

Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản phân theo hoạt động ở nƣớc ta năm 2000 và 2010, cần phải vẽ biểu đồ

  • A. cột chồng.                        
  • B. miền.                      
  • C. tròn.                   
  • D. cột ghép.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng?

  • A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                         
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.                          
  • D. Tây Nguyên.

Câu 25. Tính chất thất thƣờng của khí hậu nƣớc ta là do

  • A. sự hoaṭ động của các khối khí
  • B. lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.
  • C. điạ hình phức tap̣ .
  • D. hướng điạ hình.

Câu 26. Dựa vào nguyên tắc quản lý, sử dụng mà Nhà nƣớc ta đã phân thành những loại rừng

  • A. rừng chắn gió, chắn sóng, chắn cát.
  • B. rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
  • C. rừng ven biển, rừng đầu nguồn, rừng lấy gỗ.
  • D. rừng tự nhiên, rừng trồng, khai thác.

Câu 27. Biểu hiện rõ nhất về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là

  • A. giảm tốc độ phát triển kinh tế.
  • B. giảm GDP bình quân đầu người.
  • C. ô nhiễm môi trường.
  • D. cạn kiệt tài nguyên.

Câu 28. Diện tích gieo trồng lúa của nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây là do

  • A. thâm canh tăng vụ.
  • B. nâng cao hệ số sử dụng đất.
  • C. khai hoang mở rộng diện tích.
  • D. đưa các giống lúa ngắn ngày vào canh tác.

Câu 29. Tuyến đƣờng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở phía Tây đất nước ta là

  • A. quốc lộ 1.
  • B. đường sắt Thống nhất.
  • C. đường quốc lộ 8A.
  • D. đường Hồ Chí Minh.

Câu 30. Ở trung du và miền núi nƣớc ta phân bố công nghiệp phân tán, nhỏ lẻ trong không gian là do

  • A. ngành nông nghiệp trồng lúa kém phát triển.
  • B. lao động với tay nghề thấp.
  • C. điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
  • D. giao thông đi lại khó khăn,kinh tế kém phát triển.

Câu 31. Người Việt đang sinh sống ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở

  • A. Pháp.         
  • B. Hoa Kì.      
  • C. Ôxtrâylia.         
  • D. Đức.

Câu 32. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hóa?

  • A. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều nông sản và quan trọng hơn là nhiều lợi nhuận.
  • B. Sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp và công nghệ mới.
  • C. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ nông sản do họ sản xuất ra.
  • D. Mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 33. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động du lịch nước ta chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay là do

  • A. cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng phát triển.
  • B. tài nguyên du lịch phong phú.
  • C. chính sách Đổi mới của Nhà nước.
  • D. hoạt động quảng bá du lịch rộng rãi.

Câu 34. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kém phát triển của các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung nước ta là do

  • A. gây ô nhiễm môi trường.   
  • B. thị trường tiêu thụ hẹp.
  • C. vốn đầu tư ít.                   
  • D. xa nguồn nhiên liệu.

Câu 35. Đồng bằng sông Hồng chịu lụt úng nghiêm trọng không phải do

  • A. triều cường.         
  • B. mặt đất thấp.
  • C. có đê bao bọc.      
  • D. diện mưa bão rộng.

Câu 36. Cho bảng số liệu dưới đây:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG CỦA NƯỚC TA

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

  • A. Sản lượng vải, lụa các loại tăng nhanh hơn sản lượng giày, dép da.
  • B. Sản lượng giày, dép da của nước ta tăng liên tục.
  • C. Sản lượng quần áo may sẵn của nước ta tăng liên tục.
  • D. Sản lượng quần áo may sẵn tăng chậm nhất.

Câu 37. Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2005

(Đơn vị: %)

 

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

  • A. Khu vực dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng khá cao nhưng không ổn định.
  • B. Khu vực nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (trừ năm 1990).
  • C. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
  • D. Tăng liên tục tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm liên tục tỉ trọng khu vực dịch vụ.

Câu 38. Cho bảng số liệu:

Để thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2007, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

  • A. Biểu đồ kết hợp cột chồng với đường.
  • B. Biểu đồ kết hợp cột ghép với đường.
  • C. Biểu đồ đường.
  • D. Biểu đồ miền.

Câu 39. Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2012

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

  • A. Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.
  • B. Khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.
  • C. Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. Khu vực Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Câu 40. Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

  • A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng nước ta.
  • B. Sản lượng than, dầu và khí tự nhiên nước ta.
  • C. Quy mô và cơ cấu sản lượng ngành công nghiệp năng lượng nước ta.
  • D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta.

Xem thêm các bài Đề thi Địa lí 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Địa lí 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Địa những năm trước

6. Đề thi THPTQG môn Địa năm 2017 (tất cả các mã đề)

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.