Câu 1: Điểm nào sau đây không đúng với dân cư của Liên bang Nga (năm 2005)?
- A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm.
- B. Nhiều dân tộc trong đó chủ yếu là người Nga.
-
C. Dân cư sống tập trung vào các thành phố lớn.
- D. Quy mô dân số đứng thứ 8 thế giới.
Câu 2: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là có
- A. đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa.
- B. nhiều đồi, núi và núi lửa, ít đồng bằng.
- C. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
-
D. nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về môi trường tự nhiên?
- A. Con người không làm thay đổi quy luật phát triển của các thành phần tự nhiên.
- B. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.
- C. Tự xuất hiện trên bề mặt Trái Đất, không phụ thuộc vào con người.
-
D. Là kết quả lao động của con người, nó hoàn toàn phụ thuộc vào con người .
Câu 4: Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là
-
A. địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.
- B. địa hình chịu tác động thường xuyên của con người.
- C. địa hình xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
- D. Trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.
Câu 5: Hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế … thuộc nhóm dịch vụ
- A. dịch vụ sản xuất.
- B. dịch vụ kinh doanh .
-
C. dịch vụ tiêu dùng.
- D. dịch vụ công.
Câu 6: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
- A. gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
-
B. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
- C. có địa hình cao nhất nước ta.
- D. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Câu 7: Các đai khí áp từ xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
- A. Áp cao, áp cao, áp thấp, áp thấp.
- B. Áp thấp, áp thấp, áp cao, áp cao.
- C. Áp cao, áp thấp, áp cao, áp thấp.
-
D. Áp thấp, áp cao, áp thấp, áp cao.
Câu 8: Các hoạt động như tết trung thu, tết nguyên đán hàng năm của nước ta thuộc nhóm nhân tố nào ảnh hưởng đến ngành dịch vụ sau đây?
- A. Tài nguyên thiên nhiên.
-
B. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán
- C. Trình độ phát triển kinh tế.
- D. Phân bố dân cư, mạng lưới quần cư.
Câu 9: Đa số các nước châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển không phải là do
- A. sự thống trị của chủ nghĩa thực dân nhiều thế kỉ qua.
- B. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
- C. trình độ dân trí thấp, xung đột sắc tộc triền miên.
-
D. các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển xã hội.
Câu 10: Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm ?
- A. 23/9.
- B. 21/3.
-
C. 22/6.
- D. 22/12.
Câu 11: Thổi từ khu vực áp cao chí tuyến về khu vực áp thấp ôn đới là gió
- A. mậu dịch.
- B. đông cực.
-
C. tây ôn đới.
- D. mùa.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thay đổi của chăn nuôi trong nền nông nghiệp hiệnđại?
-
A. Từ lấy thịt, sữa, trứng đến lấy sức kéo, phân bón.
- B. Từ chăn thả sang nửa chuồng trại rồi chuồng trại
- C. Từ đa canh, độc canh, tiến đến chuyên môn hóa.
- D. Từ nửa chuồng trại, chuồng trại đến công nghiệp.
Câu 13: Cho bảng số liệu sau: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Năm |
1986 |
1990 |
1995 |
2000 |
2005 |
Nông – lâm – ngư nghiệp |
49,5 |
45,6 |
32,6 |
23,4 |
16,8 |
Công nghiệp – xây dựng |
21,5 |
22,7 |
25,4 |
32,7 |
39,3 |
Dịch vụ |
29 |
31,7 |
42 |
43,9 |
42,9 |
Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1986 đến 2005.
- A. Tròn
- B. Cột.
- C. Cột kết hợp đường
-
D. Miền
Câu 14: Sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản đóng vai trò thứ yếu trong cơ cấu kinh tế chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
- A. Ưu tiên lao động cho đánh bắt thủy sản.
- B. Nhập khẩu lương thực có lợi hơn là trồng trọt.
- C. Người dân ít sử dụng lương thực.
-
D. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ.
Câu 15: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do
- A. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới.
- B. vị trí tiếp giáp giữa các vành đai sinh khoáng của thế giới.
- C. lãnh thổ kéo dài 15 vĩ độ.
-
D. vị trí nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 16: Hiện tượng sạt lở đường bờ biển ở nước ta xảy ra mạnh nhất tại bờ biển
-
A. Trung Bộ.
- B. Bắc Bộ.
- C. Nam Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 17: Một số loại nông sản Trung Quốc có sản lượng đứng đầu thế giới là
- A. lương thực, thịt bò, thịt lợn.
- B. lương thực, thuốc lá, thịt lợn.
-
C. lương thực, bông, thịt lợn.
- D. lương thực, chè, thịt lợn.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ?
- A. Nằm ở khu vực biên giới của Hà Lan, Đức, Bỉ.
-
B. Có ngôn ngữ riêng dùng chung cho cả ba nước.
- C. Khu vực tự do về hàng hóa, công việc, đi lại.
- D. Có các con đường xuyên qua biên giới các nước.
Câu 19: Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là do
- A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc.
-
B. vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.
- C. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địahình.
- D. sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.
Câu 20: Thành tựu của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị là
- A. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
-
B. tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
- C. nhiều đô thị của một số nước đã tiến kịp trình độ của các nước tiên tiến.
- D. đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 21: Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất gây ra hệ quả nào sau đây?
- A. Ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.
-
B. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
- D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
Câu 22: Quá trình phong hóa xảy ra là do tác động của sự thay đổi
- A. địa hình, nước, khí hậu.
- B. sinh vật, nhiệt độ, đất.
-
C. nhiệt độ, nước, sinh vật.
- D. đất, nhiệt độ, địa hình.
Câu 23: Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không được công ước quốc tế quy định là
-
A. vùng đặc quyền kinh tế.
- B. lãnh hải.
- C. nội thủy.
- D. vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 24: Việc đẩy mạnh chế biến nông sản sẽ góp phần
-
A. nâng cao giá trị thương phẩm của nông sản.
- B. cho phép áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
- C. đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
- D. nâng cao năng suất nông nghiệp.
Câu 25: Cho bảng số liệu :Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0C)
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Hà Nội |
16,4 |
17,0 |
20,2 |
23,7 |
27,3 |
28,8 |
28,9 |
28,2 |
27,2 |
24,6 |
21,4 |
18,2 |
TP. Hồ Chí Minh |
25,8 |
26,7 |
27,9 |
28,9 |
28,3 |
27,5 |
27,1 |
27,1 |
26,8 |
26,7 |
26,4 |
25,7 |
Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội và TP HCM?
1) Nhiệt độ trung bình của TP HCM cao hơn ở Hà Nội.
2) Nhiệt độ cao nhất ở 2 thành phố tương đương nhau.
3) Nhiệt độ về mùa đông ở Hà Nội thấp hơn nhiều so với TP HCM.
4) Biên độ nhiệt năm của Hà Nội lớn hơn ở TPHCM.
- A. 4
- B. 1
-
C. 3
- D. 2
Câu 26: Kiểu tháp tuổi mở rộng, biểu hiện của một cơ cấu dân số trẻ với số dân
-
A. tăng nhanh.
- B. tăng chậm.
- C. giảm xuống.
- D. không tăng.
Câu 27: Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là
- A. Hoa Trung.
- B. Đông Bắc.
- C. Hoa Bắc.
-
D. Hoa Nam.
Câu 28: Biểu hiện nào sau đây không phải là ಜnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?
- A. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông.
-
B. Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta
- C. Tăng cường độ ẩm của các khối khí qua biển
- D. Góp phần làm điều hòa khí hậu
Câu 29: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm
Địa điểm |
Lượng mưa (mm) |
Độ bốc hơi (mm) |
Cân bằng ẩm (mm) |
Hà Nội |
1676 |
989 |
+687 |
Huế |
2868 |
1000 |
+1868 |
TP. Hồ Chí Minh |
1931 |
1686 |
+245 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chênh lệch lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địađiểm ở nước ta là biểu đồ
- A. đường.
- B. tròn.
-
C. cột ghép.
- D. miền.
Câu 30: Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là
- A. tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
- B. bình thường hóa quan hệ với Hoa kì.
-
C. trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- D. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 31: Cho bảng số liệu sau :Tổng sản phẩm trong nước phân theo các ngành kinh tế của nước ta
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm |
2000 |
2005 |
Nông – lâm – ngư ngiệp |
63717,0 |
76888,0 |
Công nghiệp – xây dựng |
96913,0 |
157867,0 |
Dịch vụ |
113036,0 |
158276,0 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên ?
-
A. Tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm
- B. Tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng
- C. Tỉ trọng của dịch vụ, công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng
- D. Tỉ trọng của công nghiệp – xây dựng có xu hướng giảm
Câu 32: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?
-
A. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.
- B. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.
- C. Ảnh hưởng đến hòa tan, rửa trôi vật chất.
- D. Làm cho đá gốc bị phân hủy về mặt vật lí.
Câu 33: Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)?
-
A. Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung.
- B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- C. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
- D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 34: Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
- A. Chí tuyến hải dương.
-
B. Xích đạo lục địa.
- C. Ôn đới hải dương.
- D. Cực lục địa.
Câu 35: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế ?
- A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
- B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
- C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
-
D. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ra đời
Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
-
A. Rộng khoảng 40 nghìn km2, địa hình cao và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng.
- B. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
- C. Không có đê, mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
- D. Mùa lũ, nước ngập trên diện rộng. Mùa cạn, thuỷ triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn
Câu 37: Cho bảng số liệu : TÌNH HÌNH GIA TĂNG DÂN SỐ TRUNG QUỐC TỪ 1970 – 2005
Năm |
Tỉ suất sinh thô ؉ |
Tỉ suất tử thô ؉ |
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) |
1970 |
33 |
15 |
1,8 |
1990 |
18 |
7 |
1,1 |
2005 |
12 |
6 |
0,6 |
(Nguồn: Tuyển tập đề thi Olympic 30/4/2008, NXB ĐH Sư Phạm)
Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình gia tăng dân số Trung Quốc từ 1970 – 2005 ?
- A. Tỉ suất tử liên tục giảm qua các năm.
-
B. Tỉ suất tử thô giảm nhanh hơn tỉ suất sinh thô.
- C. Tỉ suất sinh thô liên tục giảm qua các năm.
- D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên liên tục giảm qua các năm.
Câu 38: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự phát triển mạnh của ngành dịch vụ Hoa Kì?
1) Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới.
2) Ngành ngân hàng, tài chính hoạt động khắp thế giới, nguồn thu lớn.
3) Thông tin liên lạc rất hiện đại, cung cấp viễn thông cho rất nhiều nước.
4) Ngành du lịch phát triển mạnh, số lượng du khách đông, doanh thu lớn.
- A. 2.
- B. 1.
- C. 3.
-
D. 4.
Câu 39: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì
- A. nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.
-
B. than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.
- C. nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.
- D. nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.
Câu 40: Ngành công nghiệp được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là :
- A. hóa chất.
- B. sản xuất hàng tiêu dùng.
-
C. điện tử - tin học.
- D. công nghiệp năng lượng