Bạn đã từng nghe câu tục ngữ: Cọp chết để da, người ta chết để tiếng chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạn
Bài Làm:
Ý nghĩa:
- "Da cọp": Loại da thú quý hiểm. Bởi hổ được coi là chúa sơn lâm - tức là chúa tể của rừng xanh, của muôn loài, nên da hổ được xem như một lễ vật quý giá. Với con người đặc biệt là những người giàu, có tấm da hổ trong nhà được xem như một cách để thể hiện bản thân, chiến tích của mình.
- "Tiếng": Tức là danh tiếng, danh dự của một con người còn lại sau khi họ đã mất.
=> Câu tục ngữ phản ánh lại chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, một kinh nghiệm đời thường. " cọp chết để da" ý muốn nói con cọp khi chết đi, tuy xương thịt rã nát nhưng vẫn để lại bộ da quý giá. Cũng như " người ta chết để tiếng" có nghĩa dù cho chúng ta về sau có chết đi thì dù đã chết tiếng đời vẫn còn mãi về sau. "Tiếng" đây có nghĩa là tiếng đời, tiếng dư luận thị phi và gồm : Tiếng tốt và tiếng xấu. Đối với những người có công và biết hy sinh cho đời như đóng góp tài năng, sức lực vào việc xây dựng cộng đồng xã hội, sau khi họ chết được người đời luôn luôn nhắc đến tên tuổi. Ngược lại, hạng người thứ hai cũng để lại tiếng đời, nhưng lại là tiếng dèm pha, khinh rẽ. Với những kẻ lúc sống chỉ biết thủ lợi riêng với nhiều mưu mô để lường gạt và khiến cho nhiều người phải điêu đứng, tan gia bại sản. Đến khi chết họ bị quần chúng nguyền rũa, lên án không tiếc lời.Qua hình ảnh ngẫu nhiên, thường tình trong cuộc sống ,câu tục ngữ muốn nhắn nhủ một bài học: phải sống đẹp sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau; đừng sống thế nào mà khi không còn trên thế gian, tiếng xấu vẫn không phai mờ.
Câu tục ngữ có nghĩa tương đương: tốt danh hơn lành áo, đói cho sạch rách cho thơm, hùm chết để da người ta chết để tiếng.