1. Khái niệm
Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật trong hiện thực khách quan. Trong tiếng Việt, số từ hay bị nhẫm lẫn với lượng từ bởi người ta chưa phân biệt được rõ ràng về khái niệm và cách sử dụng chúng.
Xét cho cùng, sự nhầm lẫn giữa số từ và lượng từ vì chúng đều chỉ lượng của sự vật.
Phân biệt số từ và lượng từ bằng cách khu biệt chúng trong khái niệm biểu hiện. Trong khi số từ là những từ để chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật thì lượng từ giúp ta xác định được định lượng, khối lượng nhiều hay ít của sự vật.
Vì thế, khi sử dụng, chúng ta cần phải lưu ý để tránh nhầm lẫn giữa số - lượng từ với nhau.
2. Ví dụ
Số từ là những từ được bôi đen, gạch chân trong đoạn văn
"Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:
- Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.
- Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Tôi nhắc lại hai, ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
- Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
Em tôi sụt sịt bảo:
- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chì màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ....
3. Chức năng của số từ
- Về chức năng ngữ pháp: số từ thường đứng trước danh từ, tính từ, động từ để bổ sung ý nghĩa cho chúng, tạo thành các cụm từ.
VD: Tôi lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đưa cho em.
Số từ (đứng trước danh từ búp bê tạo thành cụm DT)
Năm nay em // hai mươi tuổi
Số từDanh từ
- Về ý nghĩa: chúng cho biết số lượng và số thứ tự của sự vật trong không gian.
VD:
A: Có bao nhiêu chiếc ghế?
B: Hai tám (số từ)
4. Phân loại số từ
Số từ trong tiếng Việt được phân thành hai nhóm lớn: số từ chỉ lượng (số đếm) và số từ số thứ tự. Trong mỗi nhóm, căn cứ vào đặc điểm tính chất hoặc ý nghĩa có thể chia chúng ra thành những tiểu loại nhỏ hơn.
a) Số từ chỉ lượng
* Số từ chỉ lượng chính xác: Tiếng Việt sử dụng hai hệ thống số đếm chính xác là số đếm thuần Việt và số đếm Hán Việt.
- Hệ thống số đếm thuần Việt
- Được sử dụng trong tất cả các trường hợp để chỉ số lượng chính xác
VD: Hai trăm linh tám, ba mươi, sáu trăm năm mươi nghìn tỉ...
- + Có sự biến đổi âm của các số lớn hơn mười có hàng đơn vị là năm, mười thành lăm, mươi và các số có tận cùng là một biến thành mốt.
VD: 15 (mười lăm), 20 (hai mươi), 21 (hai mươi mốt), 31 (ba mươi mốt)....
- + Riêng số bốn, còn có thêm dạng số đếm khác là tư
VD: 24 (hai mươi tư), 54 (năm mươi tư), thứ tư, hàng tư,...
- Hệ thống số đếm Hán Việt (nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập) chỉ được sử dụng trong một số trường hợp để tăng sự trang trọng cho từ ngữ.
VD: thể thơ song thất lục bát, thất ngôn bát cú; thiên binh vạn mã; mâm ngũ quả, đàn tam thập lục, thiên niên kỉ,...
* Số từ chỉ lượng không chính xác (tương đối/áng chừng)
- Trong tiếng Việt sử dụng một số số từ áng chừng cơ bản: vài, dăm, mươi
VD: dăm ba ngày, vài ba người, mươi mười lăm ngày nữa....
- Ngoài ra còn một vài số đếm gộp là chục, tá
b) Số thứ tự
- Khái niệm: Số thứ tự là số từ dùng để đánh dấu, sắp xếp các sự vật, hiện tượng theo một trình tự, để phân biệt chúng với các sự vật, hiện tượng khác.
- Số thứ tự trong tiếng Việt được tạo ra bằng cách thêm từ “thứ” vào trước các số đếm
VD: thứ hai, thứ ba, thứ chín, thứ mười bảy,...
- Riêng với số thứ tự đầu tiên, ta thay số một bằng “nhất” trong hệ thống số đếm Hán Việt thành thứ nhất.