QUAN HỆ TỪ

Trong quá trình tạo lập văn bản, muốn văn bản có sự gắn kết thành một khối thống nhất chứ không lỏng lẻo, rời rạc, người ta thường sử dụng các quan hệ từ. Quan hệ từ trong tiếng Việt là một từ loại có khả năng kết nối và tạo nên tính nhất quán, chặt chẽ cho cả về hình thức lẫn nội dung của văn bản.

1. Khái niệm

Quan hệ từ là những từ dùng để nối từ với từ, câu với câu, đoạn văn với đoạn văn, nhằm thể hiện các mối quan hệ giữa các từ ngữ, giữa các câu, các đoạn với nhau.

2. Ví dụ

Các từ in đậm, gạch chân trong đoạn văn là quan hệ từ

"Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc sáng sớm xế chiều, hoặc đứng bóng sẩm tối, hoặc nửa đêm trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã....Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng"

3. Chức năng của quan hệ từ

  • Quan hệ từ không thể đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu, kể cả thành phần chính hay phụ.
  • Chúng cũng không thể đảm nhiệm vai trò là một thành tố chính trong cụm từ hay là một thành tố phụ cấu tạo nên cụm từ.
  • Quan hệ từ chỉ thực hiện được chức năng liên kết các từ, cụm từ trong một câu, các câu trong một đoạn.

4. Phân loại quan hệ từ

Có nhiều cách để phân chia các quan hệ từ: căn cứ vào quan hệ ngữ pháp; căn cứ vào mức độ sử dụng,...

* Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp mà từ biểu thị ta chia quan hệ từ thành 2 nhóm

  • Các quan hệ từ biểu thị quan hệ đẳng lập, ngang hàng: và, với, về, rồi, còn, nhưng, song, mà, hay, hoặc,...

VD: Sống làm nô lệ      hay         chết trong tự do, anh tự chọn đi.

                       QHT (sự ngang hàng)

Tôi với anh biết từng con ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

(Đồng chí - Chính Hữu)

  • Các quan hệ từ biểu thị mối quan hệ chính phụ: của, bằng, rằng, vì, tại, bởi, do, nên, cho, để, ở,...

VD: Tôi đến muộn                               trời mưa to

                  QHT (chỉ kết quả - nguyên nhân)

* Căn cứ vào thực tế sử dụng ta chi quan hệ từ thành 2 nhóm:

  • Các quan hệ từ thường được sử dụng độc lập: và, với, còn, song, hay, hoặc...

VD: Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc sáng sớm xế chiều, hoặc đứng bóng sẩm tối, hoặc nửa đêm trở gà gáy.

Con sông quê hương bầu trời cao vút là không gian vô tận cho những kí ức tuổi thơ

                     (QHT độc lập)

  • Các quan hệ từ được sử dụng thành cặp trong các vế nối của câu ghép
    • Các cặp quan hệ từ thường dùng để biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả : Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)…; nhờ … mà …

VD: trái đất tự quay quanh trục nên đã tạo ra hiện tượng ngày và đêm

=> Nguyên nhân là: Trái đất tự quay quanh trục; Kết quả là: tạo ra hiện tượng ngày và đêm

Bởi vì quá yêu Kiều nên Kim Trọng chưa bao giờ thôi tìm kiếm nàng

=> Nguyên nhân: quá yêu Kiều; Kết quả: Kim Trọng chưa bao giờ thôi tìm kiếm nàng.

    • Các cặp quan hệ từ thường dùng để biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả: Nếu … thì …; hễ .. thì …

VD: Nếu thời tiết đẹp thì chúng ta có thể đi tắm biển

=> Giả thiết: thời tiết đẹp; Kết quả: chúng ta có thể đi tắm biển

Hễ trời nhiều sao thì ngay mai sẽ nắng to

=> Giả thiết: trời nhiều sao; Kết quả: ngày mai sẽ nắng to

    • Các cặp quan hệ từ thường dùng để chỉ quan hệ tương phản: Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng …

VD: Tuy nó nghèo nhưng nó rất tự trọng

=> Quan hệ tương phản: Nghèo >< Rất tự trọng

Mặc dù tôi đã khuyên hết lời nhưng anh ta vẫn không nghe

=> Quan hệ tương phản: khuyên hết lời >< không nghe

  • Các cặp quan hệ từ  thường dùng để chỉ quan hệ mục đích: Để … thì …

VD: Để đạt danh hiệu học sinh giỏi thì tôi sẽ phải cố gắng rất nhiều

=> Mục đích: đạt danh hiệu học sinh giỏi