Phó từ

Phó từ là từ loại có thể kết hợp cả với tính từ, động từ, đôi khi cả danh từ. Chúng bổ sung ý nghĩa cho những từ đứng trước hoặc đứng sau nó.

1. Khái niệm

Phó từ là từ loại không thể thiếu trong tiếng Việt, vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo từ và hình thành nên nghĩa của chúng.

Phó từ là những từ chuyên đi kèm trạng từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho trạng từ, động từ và tính từ.

2. Ví dụ

            Phó từ là những từ được in đậm và gạch chân trong đoạn văn

"Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương đượcrất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhanh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu."

(Trích Dế Mèn phưu lưu kí, Tô Hoài)

3. Chức năng và khả năng kết hợp của phó từ

  • Chức năng: Bổ sung ý nghĩa cho các tính từ, động từ mà nó đi kèm.
  • Khả năng kết hợp: Phó từ có thể kết hợp với cả danh từ, tính từ, động từ. Vị trí của phó từ so với các từ loại này rất linh hoạt. Chúng có thể đứng trước hoặc đứng sau tính từ, động từ để bổ sung ý nghĩa cho các từ ấy.

VD: Quá đẹp! => Đẹp quá!

(phó từ “quá” đứng trước - sau tính từ “đẹp”)

4. Phân loại phó từ

Việc phân loại phó từ trong tiếng Việt dựa vào vị trí của các từ ấy so với ưtính từ, động từ mà chúng bổ nghĩa. Vì thế nên trong tiếng Việt, phó từ được chia làm hai loại lớn: phó từ đứng trước động từ, tính từ và những phó từ đứng sau động từ, tính từ.

a) Phó từ đứng trước động từ, tính từ

  • Khái niệm: Phó từ đứng trước động từ là những phó từ thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ.
  • Những phó từ đứng trước động từ, tính từ thường chia làm một số tiểu loại cơ bản sau:
    • Phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang,...

VD: Con //         đã                                làm bài tập chưa?

        Phó từ (phụ trước của CĐT)               Động từ

Con đường này //         sẽ                         kéo dài mãi

                Phó từ (phụ trước CTT)            Tính từ

    • Phó từ chỉ mức độ: rất, lắm, quá,...

VD: Con bé đấy //        rất đáng                                 đánh

                      Phó từ (phụ trước CĐT)                     Động từ

Em //      quá                               quen với việc này rồi         

   Phó từ (phụ trước CĐT)            Động từ         

    • Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: vẫn, cứ, còn, cũng,...

VD: Bây giờ         vẫn còn                sớm, chúng ta đi xem phim đi.

           Phó từ (phụ trước CTT)            Tính từ

Hôm qua trời mưa to. Hôm nay //              cũng                             mưa to.

Phó từ (phụ trước CĐT)      Động từ

    • Phó từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định: có, không, chưa, chẳng,...

VD: Hôm nay con //             không                                     đi học.

Phó từ (phụ trước CĐT)            Động từ

Quê hương tôi // con sông xanh biếc

Phó từ

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    • Phó từ thức mệnh lệnh (cầu khiến): hãy, đừng, chớ...

VD: Cậu //           đừng                   nghĩ         làm việc xấu thì không ai biết.

        Phó từ (phụ trước CĐT)         Động từ

Mấy người //              đừng                                      có dại mà trêu ghẹo nó.

Phó từ (phụ trước CĐT)              Động từ

b) Phó từ đứng sau động từ, tính từ

  • Khái niệm: Những phó từ đứng sau động từ và tính từ là những phó từ bổ sung ý nghĩa liên quan tới mức độ, khả năng, kết quả và hướng cho động từ, tính từ.
  • Các phó từ đứng sau tính từ và động từ được chia thành các tiểu loại nhỏ:
    • Phó từ chỉ mức độ: lắm, quá

VD:

 Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm

              Động từ   Phó từ (phụ sau CĐT)

Trời mưa //     to                  quá!

                  Tính từ       Phó từ (phụ sau CTT)

    • Phó từ chỉ khả năng: được, đâu,

VD: Tôi không            đi                  được.

      Động từ     Phó từ (phụ sau CĐT)

Vì không đủ tiền nên tôi không     mua nhà                     được.

Động từ          Phó từ (phụ sau CĐT)

    • Phó từ chỉ kết quả và hướng: ra, vào, xong, rồi, đi, trong,...

VD: Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng    trêu                   vào...Anh phải sợ...

      Động từ    Phó từ (phụ sau CĐT)

Anh ấy           đi                                                         rồi

                  Động từ                            Phó từ (phụ sau CĐT)