Giải thích câu thành ngữ Vắng như chùa Bà Đanh
Bài Làm:
Câu thành ngữ được hình thành theo tích về một ngôi chùa linh thiêng, có tên là chùa bà Đanh ở phía Tây Nam Hà Nội, còn được gọi với cái tên khác là chùa Châu Lâm.
Có nhiều sự tích và giai thoại xung quanh ngôi chùa này. Một trong số đó có thể kể đến giai thoại sau: Tương truyền, ngôi chùa này được một người đàn bà có tên Đanh dựng lên, vì thế mà ngôi chùa này có tên bà. Sau khi bà mất, được người dân thờ trong chùa và chùa rất linh thiêng. Tuy nhiên, ngôi chùa linh thiêng đến mức khiến cho khách thập phương sợ hãi. Bởi chỉ cần nói to, cười đùa trong chùa cũng sẽ bị bà Đanh trừng phạt. Vì thế nên ngôi chùa ngày càng trở nên vắng vẻ và hiu quạnh như hiện tại.
Tuy nhiên, có lí do khiến cho ngôi chùa đẹp và thanh tịnh ấy trở nên vắng vẻ dễ chấp nhận hơn giai thoại mang hơi hướng thần thoại vừa kể đó là do sự thay đổi vị trí của ngôi chùa. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, ngôi chùa nằm ở làng Thụy Chương (thuộc Thụy Khuê ngày nay), rất đông khách thập phương ghé tới thắp hương bái phật. Thế nhưng sau đó, khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã di dời chùa Bà Đanh về phía Tây Nam, còn nơi đặt chùa lúc ấy để xây dựng trường Trung học bảo hộ - nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An. Còn chùa Bà Đanh sau khi di dời đến nơi khuất, đường xá đi lại khó khăn nên ngày càng ít người đến đây lễ phật.
Câu thành ngữ này về sau cũng dùng để chỉ hoàn cảnh vắng người, ít người quan tâm, để ý tới.