Bạn đã từng nghe câu tục ngữ: Gieo nhân nào gặt quả ấy chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạn
Bài Làm:
Nghĩa đen:
- "Nhân": Hạt giống của các loại thực vật trong tự nhiên, trải qua quá trình lao động và sinh sống, con người giữ lại các hạt giỗng để tự trồng trọt và nuôi dưỡng.
- "Quả": Kết tinh cuối cùng của hạt giống. Khi cây lớn đến mức độ nhất định sẽ ra hoa và kết thành quả. Quả của cây khi chín có vị ngọt, thơm, rất giàu dinh dưỡng. Màu sắc của quả có thể biến đổi nhưng hình dáng của quả từ xanh sang chín sẽ không thay đổi.
=> Khi người ta gieo một hạt giống xuống đất, cây con sẽ mọc lên. Dưới sự chăm sóc và nuôi dưỡng của con người nó sẽ trưởng thành, đơm hoa kết trái, cho ra quả. Hạ giống cây gì thì sẽ cho quả của loại cây ấy.
Nghĩa bóng:
- "Nhân": Những việc mà con người ta đã làm trong quá khứ. Cũng có thể hiểu là căn nguyên của mọi sự việc (nguyên nhân)
- "Quả": Hiện thực mà con người ta phải đối mặt trong thực tại hoặc tương lai từ chính những việc là trong quá khứ.
=> Ý nghĩa tục ngữ:” gieo nhân nào gặt quả nấy” là bài học về cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau, con người đối với thế giới xung quanh. Nhưng việc làm trong quá khứ của ta chính là hạt mầm mà ta gieo cho tương lai. Nếu đó là hạt giống không tốt, chắc chắn tương lai sẽ không thể là một cái cây khỏe mạnh. Ngược lại nếu đó là hạt mầm khỏe mạnh, thành quả mà ta thu lại được sẽ là những trái ngọt, tươi ngon. Con người ta nếu làm việc xấu, hậu quả nhận lại sẽ là những thứ tăm tối, mù mịt. Luật nhân quả sẽ không trừ một ai.
=> Câu thành ngữ cũng khuyên răn con người ta nên sống tốt, làm việc thiện bởi đó là cách để ta gieo xuống đất những hạt mầm tươi xanh và khỏe mạnh.
Câu có ý nghĩa tương đương: ở hiền gặp lành, gieo nhân nào gặp quả đấy, đời cha ăn mặn đời con khát nước,…